Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
1
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
3
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
1
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
-
Grigor Dimitrov
-
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
-
Nick Kyrgios
-
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
-
Carlos Alcaraz
-
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
-
Nishesh Basavareddy
-
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
-
Caroline Garcia
-

“Vua tennis” Roger Federer: Grand Slam 21 không quá xa

(Tin tennis) Federer bước vào năm cuối (hoặc áp cuối) của sự nghiệp huy hoàng chỉ với một mục tiêu: giành thêm Grand Slam.

Video Roger Federer hạ Alexander Zverev ở trận đơn nam chung kết Hopman Cup 2019:

Tự phá kỷ lục 20 danh hiệu Grand Slam của mình là mục tiêu lớn hơn so với mục tiêu số 1 thế giới. Cũng phải nói rằng số 1 thế giới là nhiệm vụ đầy thách thức với Federer, dù cho cách nay gần 1 năm, anh đã trở lại với vị trí này khi có phong độ ấn tượng, còn Nadal chỉ tập trung vào mùa đất nện và Djokovic vẫn chưa hồi phục hoàn toàn từ chấn thương.

“Vua tennis” Roger Federer: Grand Slam 21 không quá xa - 1

Federer tiếp tục đi săn Grand Slam

Với một người có hơn 6400 điểm (hiện đứng thứ 3, sau Nadal và Djokovic) phải bảo vệ, chỉ số đòi hỏi một số lượng lớn giải tham dự liên tục, cày một số lượng điểm khá lớn khi sự thành bại bỏ ngỏ, những thách thức là rất thật. Nó bao gồm cả việc Federer sẽ phải trả giá bằng các hệ lụy liên quan tới vấn đề thể lực, chấn thương, khả năng hồi phục và cả tâm lý.

Một công thức phổ biến của các tay vợt hàng đầu khi vẫn còn tham vọng giành ngôi số 1 thế giới là tham dự từ 18-20 giải, chơi khoảng 70-80 trận đấu/năm. Họ sẽ vô địch từ 6-8 giải và hầu như không bị đánh bại ngay từ những vòng đầu.

Lần cuối cùng Federer tham dự 18 giải (thắng 6), chơi 74 trận là năm 2015. Hệ quả là mùa 2016 Federer chỉ chơi được 7 giải và 28 trận và trắng tay hoàn toàn.

Sự thống trị của Federer, Nadal và Djokovic tiếp tục, dù ở tuổi ngoài 30, đã mở ra những xu thế khác, số lượng điểm thực tế để trở thành số 1 thế giới thấp hơn, tần suất tham dự giải bớt khắc nghiệt hơn.

Mùa 2018, Djokovic chỉ cần rực sáng trong nửa năm, tham dự 16 giải đấu và trở thành số 1 trước khi mùa giải kết thúc.

Nhưng không một ai trong số bộ ba huyền thoại ấy đặt ra mục tiêu cho mình là phải trở lại vị trí số 1 khi họ bắt đầu mùa giải, hay bắt đầu chặng đường trở lại (sau chấn thương của mình).

Grand Slam là mục tiêu tối thượng với tất cả. Nó đã và sẽ định vị cho trật tự mãi về sau khi Federer với 20 danh hiệu đang bị bám đuổi bởi Nadal với 17 và Djokovic 14 danh hiệu.

Vậy Federer sẽ cần phải làm những gì để có được năm thứ ba liên tiếp giành ít nhất 1 Grand Slam?  

* Tiếp tục di chuyển ít hơn đối thủ 

Federer đã giành được 3 Grand Slam trong vòng 2 năm qua, bao gồm 2 chức vô địch ở Australian Open (2017 và 2018) và 1 ở Wimbledon (2017).

Những chiến thắng ấy và sự trắng tay trong giai đoạn 2013 – 2016 ở các giải Grand Slam cho thấy vấn đề với Federer không nằm ở những con số tuổi tác, mà ở thể trạng, mục tiêu và cách tiếp cận với các mục tiêu đó.

Nói cách khác, Federer ở tuổi 32 tới 35 trắng tay, nhưng lại tự làm nên các kỷ lục không tưởng của anh và cho thế giới ở tuổi 36 và 37 nên anh hoàn toàn có thể giành Grand Slam ở tuổi 38 (sinh 8/8/1981).

Những cuộc đấu đỉnh cao của tennis thế giới trong khoảng 5 năm qua ở các giải Grand Slam cho thấy, chỉ có 53% chiến thắng thuộc về các tay vợt chạy nhiều hơn đối thủ. Và sự chênh lệch ở đó là không đáng kể, chỉ từ 1-5% quãng đường di chuyển giữa người thắng và bại.

Thống kê này cho thấy sự thay đổi đáng kể của tennis thế giới sau giai đoạn phòng ngự cuối sân lên ngôi. Việc chủ động điều chỉnh làm cho mặt sân nhanh trở lại trong những năm qua đã đạt được mục tiêu của các giải đấu là đẩy cao tốc độ trận đấu nhanh hơn và khuyến khích các tay vợt tấn công ở trong sân và trên lưới.

Nhưng không chỉ ở xu thế. Cả sự nghiệp của Federer là nghệ thuật thi đấu để anh không phải là người phải di chuyển nhiều hơn.  

“Vua tennis” Roger Federer: Grand Slam 21 không quá xa - 2

Nhiều khó khăn chờ đợi "Tàu tốc hành"

Năm 2015, Federer dù đã không giành được danh hiệu lớn nào nhưng là một mùa giải mẫu mực với việc lọt vào tới chung kết của Wimbledon và US Open (chỉ thua Djokovic lúc đó vẫn đang quá hay), đồng thời thắng ở 6 giải đấu khác.

Federer tại Wimbledon 2015 có quãng di chuyển trung bình ít nhất, chỉ 1,9km/trận – thấp hơn rất nhiều so với khoảng cách 2,11km/trận và 2,16km/trận của Andy Murray và Nadal. Djokovic di chuyển trung bình lên tới 2,28km/trận được lý giải bởi anh xây dựng lối đánh của mình dựa trên thể trạng hoàn hảo khi đó (mùa giải xuất sắc nhất sự nghiệp).

Ở US Open năm đó, Federer thậm chí chỉ di chuyển trung bình 1,6km/trận, ít hơn rõ rệt so với các đối thủ của anh. Djokovic di chuyển tới 2,9km/trận còn Nadal là 3,3km/trận! 

Cũng có những thời điểm, những trận đấu Federer đã di chuyển nhiều hơn so với bình thường để có thể chiến thắng. Trận chung kết kinh điển của Australian Open 2017, Federer chỉ di chuyển ít hơn 88m cả trận so với Nadal (3218 so với 3306). Trận chung kết Australian Open 2018 trước Cilic cũng không có sự chênh lệch lớn. 

Việc di chuyển ít, đồng nghĩa với việc tốn thể lực ít hơn, và vấn đề tuổi tác của Federer bớt nghiêm trọng hơn so với các đối thủ dựa trên lối chơi mà ai cũng biết nó là do cách đánh ôm sân, tấn công và kết thúc đường bóng thật nhanh để đến hôm nay “Tàu tốc hành” vẫn là biệt danh dành riêng cho anh.

Nhưng không phải lúc nào Federer chạy ít hơn cũng hiệu quả, như trận thua Millman ở US Open 2018, anh di chuyển 3330m so với 3408m của đối thủ.

Để Federer không phải chạy nhiều hơn mà chiến thắng, anh cần phải cực kỳ chuẩn mực ở những cú quả quyết định.

* Phát huy cú giao bóng sở trưởng vào góc chữ T

Cú giao bóng vào góc chữ T xưa nay là chìa khóa chiến thắng của Federer. Đặc biệt khi đứng ở ô điểm lẻ (ad court) và ở thời khắc quyết định (để cứu break point cũng như giải quyết game point), Federer thường thực hiện cú giao bóng vào góc chữ T.

Đây là một kỹ năng phi thường, vì khi đấu với các tay vợt cũng thuận tay phải, đó là cú giao bóng vào tay thuận của đối thủ.

Một phần vì cơ địa của Federer, và phần khác ở sự rèn luyện cùng với tâm lý đã giúp Federer xưa nay tạo ra gần một nửa số điểm ace của anh trong mỗi trận đấu từ cú giao bóng như thế.

Federer sẽ phải vươn tới một hiệu suất thật cao từ cú giao bóng này trong năm 2019, với tỉ lệ giao bóng vào sân (góc chữ T) thành công trên 50% (nhiều hơn 2018 khoảng 5%), giành điểm trên 80%, và có được khoảng 40% tổng số cú ace của cả trận từ đây (giống như giai đoạn giao bóng cực tốt 2015).  

Thậm chí, phải nâng cấp cú giao bóng 2 vào vị trí này là một yêu cầu sống còn. Năm 2018, Federer đã giao bóng 2 vào góc chữ T nhiều hơn khoảng 10-15% so với bất cứ giai đoạn nào trước kia, nhưng tỉ lệ ăn điểm tốt nhất là năm 2017 (giành 2 Grand Slam) với tỉ lệ 65%.

* Không cần phải giao bóng lên lưới

Suy nghĩ và chờ đợi Federer phải giao bóng lên lưới thường xuyên hơn có thể là một sai lầm. Lối đánh này có thể khiến các đường bóng trở nên nhanh gọn, nhưng để đạt tới hiệu suất mong muốn thì cú giao bóng phải cực tốt (tốc độ, điểm rơi chính xác) và bộ chân cực tốt với tốc độ cao để đứng ở vị trí mong muốn.

“Vua tennis” Roger Federer: Grand Slam 21 không quá xa - 3

Federer sẽ phải bảo vệ ngôi vương ở Australian Open

Đó là còn chưa nói tới các yếu tố khách quan như tốc độ mặt sân và cả đối thủ (ngày càng nhiều tay vợt trả giao bóng xuất sắc).

Federer khi bắt đầu sự nghiệp của mình với những ảnh hưởng của thế hệ trước là một chuyên gia giao bóng lên lưới, giành 81%, 48%, 17% và 14% điểm số mỗi trận từ kỹ năng này trong các năm 2002, 2003, 2004 và 2005.

Nhưng bản thân nó đã là sự điều chỉnh, giảm đột ngột rồi đều đặn cho tới giai đoạn anh thành công nhất tỉ lệ điểm này chỉ vào khoảng 4-5%.

Giai đoạn Federer trắng tay thường xuyên ở các giải Grand Slam, khi anh bước qua ngưỡng tuổi 30, Federer dưới sự dẫn dắt lần lượt của 2 HLV là những chuyên gia lên lưới (Paul Annacone và Stefan Edberg), anh đã serve & volley trở lại.

 Tỉ lệ điểm 9%, 12%, 22% và 19% trong các năm 2012, 2013, 2014 và 2015 cho thấy điều đó. Nhưng chỉ năm 2012 thì Federer mới giành được một Grand Slam. 

Trận chung kết Australian Open 2017 trước Nadal, Federer đã giao bóng lên lưới có chọn lựa hơn, chỉ khoảng 6% tổng số điểm  từ kỹ năng đỉnh cao này, và cuối cùng anh đã chiến thắng. Federer đồng thời mở ra một chương bất ngờ nhất của sự nghiệp đối đầu với Nadal: Áp đảo gần như tuyệt đối, thắng cả 3 trận tiếp sau mà không thua set nào.

* Tiếp tục cú trái huyền thoại

Federer đã thắng Nadal, đã thắng các đối thủ khác nhau trên con đường vô địch Grand Slam thứ 18 tới 20 khi mà anh trình diễn cú trái tuyệt hảo. Có thể nguyên do một phần từ sự thay đổi cây vợt (bắt đầu từ 2014) với diện tích từ 90 lên 97 inch vuông.

Điểm êm nhiều hơn (và có thể cả các tính năng bí ẩn khác bên trong cây vợt) giúp cho Federer thực hiện chính xác hơn những cú bung trái.

Sau 10 năm, Federer mới đạt hiệu suất là 70% những cú đánh từ trái tay là bung trái chứ không phải cắt bóng.

Các đối thủ cũng không còn nhồi trái thường xuyên với anh nữa cả khi đang đôi công cũng như khi họ giao bóng. Thậm chí, Nadal khi đấu với Federer cũng phải thay đổi, tỉ lệ nhồi trái  ngang bằng sang thuận tay.

Nhưng ở giai đoạn nửa cuối 2018, Federer đã cắt bóng nhiều hơn, không chỉ trước Djokovic (như ở Paris Masters).

Một Federer cắt bóng không đồng nghĩa với việc tạo dựng cơ hội tràn lưới (chip and charge) sẽ là một lối chơi phòng ngự, phải bước vào loạt đấu đôi công và sẽ phải di chuyển nhiều hơn.

Thực hiện hoàn hảo những phẩm chất thiên tài của mình, Federer sẽ có nhiều cơ hội chiến thắng ở Grand Slam dù cho đối thủ của anh là ai.

Australian Open 2019
Theo bạn, tay vợt nào sẽ giành chức vô địch Australian Open 2019?

Australian Open: Lật đổ Federer - Nadal - Djokovic, “ngựa ô” nào sáng nhất?

(Tin tennis) Ngôi báu Úc mở rộng của Federer có vững chắc trước thế hệ trẻ đang lên?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN