Vụ Sharapova dính doping: Sụp đổ và thảm họa
Hình ảnh của một siêu sao toàn cầu Maria Sharapova bị hoen ố bởi doping như đòn trời giáng, thậm chí là nâng lên mức thảm họa với làng quần vợt nữ nói riêng.
Tại thời điểm nhạy cảm trong công cuộc chống doping của làng thể thao thế giới, quần vợt (tennis) chưa thật đáng hổ thẹn với cú sốc này. Kể cả khi Sharapova bị phát hiện dính doping, vẫn có nhiều lời cảm thông dành cho cô.
Vụ Sharapova dính doping gây chấn động làng thể thao thế giới
Nhưng hãy nhớ, lời thú nhận của Sharapova là sự kiện chưa từng có trong lịch sử quần vợt. Trong làng thể thao, nó có lẽ là vụ scandal dính chất cấm gây chấn động nhất kể từ thời VĐV điền kinh Ben Johnson tại Olympic Seoul 1988.
Lịch sử quần vợt cũng chỉ thấy có rất ít các nhà vô địch Grand Slam dính doping. Đó là trường hợp của Mats Wilander và Martina Hingis có xét nghiệm dương tính với cocaine, trong khi tượng đài Andre Agassi thừa nhận trong cuốn tự truyện của mình rằng anh từng tìm đến một loại ma tuý tổng hợp có tác dụng kích thích thần kinh.
Ở đây, chúng ta muốn nói tới việc Sharapova là một ngôi sao toàn cầu, một người có thu nhập khoảng 30 triệu đô la/năm và được hàng triệu người theo dõi trên các phương tiện truyền thông xã hội. Nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi: Vì sao đội ngũ quản lý, nhân viên hỗ trợ lại để Sharapova “thờ ơ” trước email thông báo các danh mục chất cấm bổ sung năm 2016 từ Liên đoàn Quần vợt thế giới (ITF)?
Một siêu sao như Sharapova lại thời ơ trong việc cập nhật thông tin chất cấm
Có ý kiến sẽ không nghi ngờ về đội ngũ của Sharapova, tuy nhiên nhiều người sẽ phản đối. Meldonium đã được chứng minh trong nhiều thử nghiệm rằng nó làm tăng sức chịu đựng và tăng tốc độ phục hồi cho con người. ITF đưa nó vào danh mục chất cấm sau khi thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng với các VĐV.
Có nghĩa là các VĐV thể thao đã “đi trước” (hàng thập kỷ) so với các nhà chức trách trong việc nhận thấy tác dụng, ích lợi của chất Meldonium. Bây giờ hãy chờ xem Liên đoàn Quần vợt thế giới đưa ra phán quyết hay nói khác là “trừng phạt” cái được gọi là “sai lầm” của Sharapova ra sao.
John Haggerty – luật sư của Sharapova nói: “Chúng tôi có một danh sách dài dằng dặc các tay vợt đã được giảm nhẹ án phạt đáng kể vì vô ý sử dụng chất cấm và có thể điều đó sẽ diễn ra với án phạt mà họ sắp dành cho Maria”. Trường hợp ấy là Marin Cilic (bị cấm 6 tháng) và Viktor Troicki (nghỉ 1 năm vì dương tính với chất nikethamid).
Hình ảnh đẹp, vĩ đại mà Sharapova xây dựng bấy lâu bị hoen ố
Cứ cho ITF có cảm thông với lập luận của ông John Haggerty thì người ta vẫn tự hỏi: Người hâm mộ quần vợt có khoan dung với một ngôi sao tầm cỡ như vậy, đặc biệt trong bối cảnh nhạy cảm của làng thể thao. Và nó xuất hiện chỉ vài tuần sau những cáo buộc giật mình về nạn dàn xếp tỷ số trong quần vợt.
Vụ Sharapova dính doping như một lời cáo buộc rằng nền thể thao thế giới bị thao túng bởi những cái xấu. Người hâm mộ xưa nay vẫn luôn coi quần vợt là môn thể thao “sạch” bậc nhất và các nhà chức trách quần vợt cũng rất cố giữ hình ảnh của mình.
Đó là cú sốc, một thảm họa với làng Quần vợt nữ, trích dẫn từ tờ Dailymail. Những tháng đầu năm 2016 vốn đã ảm đạm khi WTA chứng kiến nạn chấn thương dữ dội. Những vấn đề bấy lâu tồn tại như sự phân hóa quá lớn về cả đẳng cấp lẫn kiếm tiền của các tay vợt, chuyện tài trợ… Tất cả khiến đi đến định kiến, dường như chỉ còn quần vợt nam là “quần vợt thực sự”.
Hai nhân vật có ảnh hưởng nhất làng quần vợt nữ Sharapova (trái) và Serena sắp rút lui vào hậu trường
Từ vụ Sharapova, WTA sẽ phải chấp nhận rằng họ vừa mất đi một trong hai bệ phóng doanh thu. Tay vợt nữ hàng đầu khác là Serena Williams, đã 34 tuổi, cũng thừa nhận cô bắt đầu chậm lại bởi vấn đề ở đầu gối. Tin tức ấy cũng là một đòn giáng mạnh nữa với WTA.
Video Sharapova thất bại trước Serena ở Australian Open 2016: