Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
1
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Vụ doping xe đạp VN: Đừng đùn đẩy trách nhiệm!

Với việc bị phát hiện chất prednisone, tuyển thủ Nguyễn Trường Tài vi phạm khoản 1 và 2 của Điều 21 trong Luật Phòng chống doping của LĐ Xe đạp Quốc tế (UCI).

Chiều qua (3-8), tuyển thủ này đã đồng ý ký vào bản khai thử tiếp mẫu B gửi cho UCI.

Trước đó, thông qua LĐ Xe đạp Việt Nam Nguyễn Trường Tài đã có giải trình với UCI về quá trình sử dụng thuốc trong thời gian tham dự giải đua Tour de Singkarak 2013 tại Indonesia. Theo Phó Tổng Thư ký LĐ Xe đạp Việt Nam Nguyễn Ngọc Vũ: “Trước khi gửi thông báo cho Trường Tài, UCI đã liên hệ trực tiếp với LĐ Xe đạp Việt Nam để tìm hiểu về quá trình ăn uống của Tài. Qua đó, LĐ cũng đã giải trình và liệt kê tất cả loại thuốc Tài đã sử dụng, trong đó có khoảng 8-9 loại thuốc để Trung tâm Phòng chống doping Thế giới (WADA) phân tích. Ngoài một số loại thuốc các đồng đội ở đội tuyển cùng sử dụng, Tài có dùng thêm một số thuốc sản xuất tại Việt Nam. Qua trao đổi với dược sĩ từ phía đơn vị cung cấp thuốc, họ khẳng định các loại thuốc VĐV sử dụng không có chất prednisone nằm trong danh mục cấm sử dụng của WADA. Theo tôi được biết, từ trước tới nay, các VĐV Đồng Tháp vẫn sử dụng các loại dược phẩm của nhà tài trợ nhưng không phát hiện trường hợp dính doping nào xảy ra. Trong thông báo của mình, WADA và UCI cũng cho biết prednisone mới được đưa vào danh sách cấm sử dụng từ năm 2013. Vì vậy mà nghi vấn được đặt ra là có thể do không kịp cập nhật chất cấm từ WADA nên Nguyễn Trường Tài đã vô tình sử dụng loại thuốc có prednisone. Vì chỉ là nghi vấn nên chúng tôi đành chờ kết quả phân tích của WADA mới có thể đưa ra kết luận chính xác được…”.

Vụ doping xe đạp VN: Đừng đùn đẩy trách nhiệm! - 1

Tuyển thủ Nguyễn Trường Tài khi khoác áo đội Dược Domesco Đồng Tháp - CLB mà theo LĐ Xe đạp Việt Nam thì có cho VĐV dùng dược phẩm riêng của nhà tài trợ. Ảnh: MINH QUANG

Không chỉ xe đạp, các bộ môn khác cũng xảy ra tình trạng VĐV tự tiện sử dụng thuốc không có ý thức. Thậm chí trong thuốc cảm cúm cũng có một vài dược chất nằm trong danh mục cấm sử dụng của UCI mà không phải VĐV nào cũng biết.

Những ngày qua, tay đua Nguyễn Trường Tài mất ăn mất ngủ vì sự cố doping có thể khiến anh bị cấm thi đấu. Trong làng xe đạp đều biết các VĐV nhất là những tuyển thủ quốc gia họ không dại gì đánh đổi cả sự nghiệp của mình chỉ để kiếm thành tích mà cụ thể là tiền thưởng.

Chỉ có điều là thấy buồn giùm cho Tài ở chỗ trong cuộc chiến với “tai nạn” này, Tài phải đơn độc đánh vật với các con chữ bằng tiếng Anh để trả lời UCI. Dù Tài đang tập trung cùng đội tuyển tập huấn ở Vũng Tàu nhưng một mình anh phải chạy vạy khắp nơi, tìm người phiên dịch giúp điền vào đơn đồng ý thử mẫu B để chuyển cho UCI. Một việc mà đúng ra ở đội tuyển phải có người có trách nhiệm lo cho anh vì đây không phải là chuyện của cá nhân Tài mà là của quốc gia. Tội nghiệp cho Tài hơn là khoản chi phí thử mẫu B cũng do Tài phải gánh chịu vì mọi phía cứ đùn đẩy trách nhiệm.

Khi tham dự Tour de Singkarak Nguyễn Trường Tài khoác áo đội tuyển quốc gia và anh gặp nạn khi khoác áo đội tuyển quốc gia. Vì thế mà những cơ quan có trách nhiệm nhất là LĐ Xe đạp Việt Nam cần phải chia sẻ trách nhiệm này và cùng có ý thức giúp Tài tìm hiểu nguyên nhân nhằm tránh cho nhiều trường hợp đáng tiếc về sau làm ảnh hưởng đến thể thao quốc gia.

Bệnh tiêm “thuốc bổ” ở CLB

Vụ doping xe đạp VN: Đừng đùn đẩy trách nhiệm! - 2

Cần kiểm tra doping nhiều hơn nữa

Đã có lần chúng tôi đặt vấn đề với các nhà tổ chức những giải xe đạp trong nước rằng có kiểm tra doping hay không thì nhận những cái lắc đầu với giải thích một ca thử doping rất tốn kém nên không thể thực hiện được. Sở dĩ khi đặt vấn đề trên với những nhà tổ chức thì chúng tôi đã biết được ở các CLB, vì căn bệnh thành tích mà rất hay tiêm thuốc tăng lực cho các cuarơ của mình và giải thích rằng đấy là thuốc bổ (!?). Chính nhiều tay đua sau khi giải nghệ rồi đã “khai” rằng hầu như đội xe đạp nào cũng chơi “thuốc bổ” và đấy là nguyên nhân có nhiều VĐV sau khi giải nghệ rồi người bị nhiều chứng bệnh và thậm chí là có người còn đột tử với nghi vấn là hồi làm cuarơ “chích” nhiều quá.

Theo N.NGUYÊN

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Quang (Pháp luật TP Hồ Chí Minh)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN