Võ thuật TP.HCM: 40 năm hội nhập, phát triển và những thách thức (Phần 5)

Cũng như các môn võ khác, TP.HCM là nơi tiếp nhận môn Judo sớm nhất và có phong trào phát triển mạnh mẽ nhất, là nơi đi đầu cả nước sản sinh ra những võ sĩ tài năng từ chuyên môn đến nhân cách. Thế nhưng, đây cũng là môn võ “lùm xùm” nhất, bị nhiều thế lực “không làm mà phá” nhiều nhất khiến trong một thời gian dài, Judo TP.HCM tụt dốc bởi những người tâm huyết không còn đủ nhiệt huyết…

3 người đạp ga không bằng 1 ông đạp thắng

Sau 4 nhiệm kỳ hoạt động hiệu quả và để lại dấu ấn tốt đẹp, nhiệm kỳ 5 (2001-2005) của Hội Judo TP.HCM bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt giữa các thành viên trong BCH.

Ngày 10/12/2002, sau hơn 6 tháng thanh tra toàn diện, Thanh tra UBTDTT đã kết luận rất rõ ràng là các đơn tố cáo đều không đúng sự thật. Trong đợt kiểm tra này, Thanh tra cũng nhấn mạnh những sai sót trong hoạt động của Hội là xuất phát từ sự mất đoàn kết trong nội bộ Hội và yêu cầu có hướng giải quyết.

Thế nhưng, mâu thuẫn ấy cũng chẳng giải quyết ổn thỏa (vì có 1 người cố tình không muốn). Ngán ngẩm trước tình cảnh trên, cuối năm 2003, 4 thành viên trong Hội cùng làm đơn xin từ nhiệm.

Võ thuật TP.HCM: 40 năm hội nhập, phát triển và những thách thức (Phần 5) - 1

“3 người đạp ga thua 1 ông đạp thắng”

Ngày 27/2/2004, BCH lâm thời buộc phải bầu lại mới và kết quả là: “kẻ không làm mà phá” bị “yếu thế” nhất với chỉ 13/27 phiếu tín nhiệm. 5 thành viên mới vào BCH đều có số phiếu quá bán.

Vốn là trưởng bộ môn TPHCM có chuyên môn giỏi, Phương Trinh đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Đùng một cái, ngay trước ngày bầu cử Hội nhiệm kỳ 2005-2009 (26/1/2005), những thành viên trong BCH lâm thời này lại bị gửi đơn tố cáo. Và Judo TP.HCM tụt dốc trong một thời gian khá dài…

Võ thuật TP.HCM: 40 năm hội nhập, phát triển và những thách thức (Phần 5) - 2

Ban chấp hành Liên đoàn Judo TP.HCM nhiệm kỳ (2014-2018)

Bao giờ cho đến tháng 10

Giông bão rồi cũng qua đi, hôm nay, Judo TP.HCM đang quyết tâm tìm lại hình ảnh của mình. Vừa qua, Liên đoàn Judo TP.HCM nhiệm kỳ mới (2014-2019) được thành lập. Để phát triển phong trào Judo Thành phố, 2 quan điểm chỉ đạo trong quá trình xây dựng chương trình kế hoạch được vạch ra rất rõ ràng:

1/ Đoàn kết: TP.HCM là đơn vị duy nhất trong cả nước có phong trào Judo phát triển mạnh mẽ với hơn 1.000 môn sinh. Trong đó, nhiều môn sinh của TP.HCM đang giữ những vị trí điều hành quan trọng của Judo quốc gia và quốc tế. Sự đoàn kết tập trung sức mạnh vốn có của mình sẽ tạo nên một bước nhảy vọt đáng kể cho phong trào Judo TP.HCM.

2/ Xã hội hóa: Hơn 25 năm, mặc dù Hội Judo TP.HCM được thành lập và vận hành, tuy nhiên nguồn kinh phí chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, TP.HCM trở lại ngôi đầu quốc gia (4 HCV). Tuy nhiên, với những nhà làm Judo TP.HCM, đây mới chỉ là động lực về tinh thần cho Judo TPHCM. Thực trạng cho thấy, Judo TPHCM luôn nổi bật so với các tỉnh thành khác chính là phong trào phát triển vững mạnh.

Dựa vào lợi thế này, TP.HCM cần sớm quy hoạch đào tạo chính quy, chuyên nghiệp lực lượng trẻ từ 14 đến 16 tuổi. “Judo TPHCM có thế mạnh phong trào, nguồn để tuyển chọn năng khiếu từ thiếu niên, nhi đồng. Tuy nhiên khi chúng ta đào tạo đến mức “cận chuyên nghiệp” thì bị chi phối nhiều bởi các yếu tố văn hóa – xã hội, kinh tế, giáo dục, gia đình… của 1 thành phố lớn.

Do vậy, vẫn là bài toán “trẻ” nhưng chúng ta sẽ thay đổi mô hình từ tuyển chọn phong trào “hình tháp” sang mô hình tuyển chọn khoa học dự báo, chuyên biệt, dài hạn và định hướng chuyên nghiệp. Chỉ theo phương thức này, Judo TPHCM mới thật sự có bước nhảy vọt tiếp cận thành tích châu lục và thế giới”, ông Lý Đại Nghĩa chia sẻ.

Đón xem phần 6: Thời vàng son còn đâu?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Võ (thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN