Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
1
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
-
Felix Auger-Aliassime
-
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
-
Jakub Mensik
-
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Võ hổ nổi tiếng thế giới: Hệ phái nào sánh ngang Thiếu Lâm lừng danh?

(Tin thể thao, tin võ thuật) Có một hệ phái võ thuật tại Indonesia có bài hổ quyền độc, hiểm được cho rằng có uy lực không kém cạnh “Hổ hình quyền” của phái Thiếu Lâm (Trung Quốc).

Các nhà sư Thiếu Lâm Tự luyện tập Hổ quyền:

Theo quan niệm của người Á Đông, hổ là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và khả năng chiến đấu, sự hung hãn, uy mãnh nhưng cũng đầy tinh ranh, mưu trí, có cả sự liều lĩnh và tinh thần chiến đấu rất cao. Chính vì vậy mà trong võ cổ truyền của nhiều dân tộc, hổ là một trong số linh vật có vị trí chủ đạo.

Hình ý quyền của Thiếu Lâm là cái nôi của "Hổ quyền" tại Trung Quốc

Hình ý quyền của Thiếu Lâm là cái nôi của "Hổ quyền" tại Trung Quốc

Rất nhiều quốc gia đã sáng tạo nên những bài võ độc đáo từ những cuộc chiến giữa người với hổ, chứng kiến tận mắt cảnh những con hổ đánh nhau hay săn mồi. Từ đó họ tích lũy và bổ sung vào kỹ thuật chiến đấu của dân tộc mình với những thế võ, đòn đánh rất độc đáo. Ngoài làng võ Việt Nam, nổi tiếng nhất về các bài quyền liên quan đến hổ phải kể đến Trung Quốc và Indonesia.

Có quan điểm cho rằng võ hổ ra đời ở Trung Quốc. Từ thế kỷ thứ II sau Công Nguyên ở Trung Quốc đã xuất hiện bài Ngũ cầm hý của Hoa Đà trong đó có mô phỏng động tác của loài hổ. Sau đó chính là Hình ý quyền nổi tiếng của phái Thiếu Lâm, trong đó có bài “Hổ hình quyền” được các nhà sư sáng tạo khi theo dõi các hoạt động của loài vật này.

"Hổ hạc song hình quyền"  do Hoàng Phi Hồng tập hợp tinh hoa võ học của các nhà lại mà tạo ra

"Hổ hạc song hình quyền"  do Hoàng Phi Hồng tập hợp tinh hoa võ học của các nhà lại mà tạo ra

Cũng từ đó, hàng loạt bộ quyền pháp khác liên quan đến hổ cũng ra đời như Ngũ hình quyền, Thập Hình quyền, Hổ hình quyền của Hồng Hy Quan, Hổ hạc song hình quyền của Hoàng Phi Hồng, Tượng hình quyền, Thập nhị hình quyền của Hình ý quyền (võ Thiếu Lâm), Bạch Hổ Quyền của Lâm Đạo Thai chuyên đánh vào tử huyệt, bắt nguồn từ việc quan sát trận chiến giữa hổ trắng và khỉ đột, Trung Ngoại Chu Gia của Trung Quốc có các chiêu tiểu phục hổ quyền và Hổ báo quyền, Mãnh hổ xuất lâm của Bạch Mi quyền, Nam quyền, Phách quải quyền,....

Hổ quyền được xếp vào nhóm ngạnh công bởi tính chất cương mãnh của nó. Trong Ngũ hình quyền của Trung Quốc thì hổ ở vị trí thứ hai, sau rồng, gồm Long, Hổ, Xà, Hạc, Báo. Để luyện thành hổ quyền, các nhà sư Thiếu Lâm phải tập nắm, chọc bao cát, bò lên xuống các bậc thang bằng tay trần để luyện lực ở cổ tay, bàn tay và ngón tay. Ngoài ra còn phải luyện thêm khả năng bật cao nhằm tung ra các đòn vồ đạt uy lực tốt nhất.

Các nhà sư Thiếu Lâm phải khổ luyện để phát huy uy lực của Hổ quyền

Các nhà sư Thiếu Lâm phải khổ luyện để phát huy uy lực của Hổ quyền

Ở Indonesia, môn võ Pencak Silat cũng mô phỏng theo động tác của các con vật, trong đó có hệ phái Silat Harimau, khởi nguồn từ việc chứng kiến cảnh quyết đấu của một con hổ với chim đại bàng.

Harimau là một hệ ở vùng Sumatra, được xem là hệ phái kỳ lạ và hiếm có nhất của Pencak Silat . Một trận đấu của Harimau thường diễn ra ở sát mặt đất với các võ sĩ xuống tấn và khom người giống như những con cọp đang săn mồi.

Hệ phái Silat Harimau, khởi nguồn từ việc chứng kiến cảnh quyết đấu của một con hổ với chim đại bàng

Hệ phái Silat Harimau, khởi nguồn từ việc chứng kiến cảnh quyết đấu của một con hổ với chim đại bàng

Các võ sĩ Harimau thường di chuyển từng bước chậm rãi với một cơ thể vạm vỡ và một tinh thần tỉnh táo để gây ấn tượng cho người xem. Trận đấu của Harimau thường khởi sự bằng các đòn tấn công sát mặt đất ẩm ướt và trơn trượt. Hình thức chiến đấu này đòi hỏi những võ sĩ phải có một sức mạnh to lớn cùng với sự mềm dẻo của hông và độ vững của đôi chân.

Các võ sĩ Harimau thường chiến đấu trên nền đất ẩm ướt và trơn trượt

Các võ sĩ Harimau thường chiến đấu trên nền đất ẩm ướt và trơn trượt

Ngoài ra, Karatedo của Nhật Bản, Kalari của Ấn Độ cũng có những bài, thế võ bắt nguồn từ hổ khá đặc trưng. Trong môn võ Karate, hổ cũng được coi như là một biểu tượng của sức mạnh và lòng can đảm và là cảm hứng cho võ sư Gichin Funakoshi sáng lập ra phong cách Shotokan của hệ phái Shotokai.

Hổ là cảm hứng sáng tạo trong nhiều môn võ khác như Karatedo của Nhật Bản hay Kalari của Ấn Độ

Hổ là cảm hứng sáng tạo trong nhiều môn võ khác như Karatedo của Nhật Bản hay Kalari của Ấn Độ

Một thế võ độc chiêu được con người sáng tạo từ hổ, gọi là “thế trâu vằng”, áp dụng từ việc con hổ khi chiến đầu thường nằm ngửa, chổng bốn chân lên trời để thế để giết con mồi, nếu con mồi hoặc con người sơ ý nhảy vào tấn công là sẽ bị tấn công bằng một đòn chí mạng.

Choáng so tài MMA giữa võ sĩ và thanh niên bụng phệ kết thúc chóng mặt

(Tin thể thao, tin võ thuật) Trận đấu lệch kèo đã khép lại với cái kết không có hậu cho chàng thanh niên dũng cảm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN