Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
2
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
3
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
3
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
0
Grigor Dimitrov
0
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
2
Nick Kyrgios
0
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
1
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
0
Nishesh Basavareddy
1
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
-
Caroline Garcia
-

“Võ điện giật” Trung Quốc bị hạ bệ, "võ say rượu" bỗng nổi danh võ lâm

(Tin thể thao, tin võ thuật) Không giống như "võ điện giật", "võ say rượu" hay còn gọi Túy quyền ở Trung Quốc vẫn đang phát triển.

Năm 2017, sau khi Từ Hiểu Đông đánh bại cao thủ Thái cực quyền - Ngụy Lôi sau khoảng 20 giây, đã thổi bùng lên câu chuyện về khả năng thực chiến kém của võ cổ truyền. Sau khi câu chuyện này lắng xuống, người ta bắt đầu bóc mẽ hàng loạt những võ sư dởm, thường xuyên biểu diễn võ thuật như "điện giật" ở Trung Quốc. 

Túy Quyền đang chiếm được tình cảm của người học võ Trung Quốc

Túy Quyền đang chiếm được tình cảm của người học võ Trung Quốc

Hàng loạt những cao thủ tung nhiều các clip biểu diễn kung-fu, võ công ảo diệu trên mạng xã hội đã không còn hoành hành ngang nhiên như trước bởi phần lớn người hâm mộ không còn tin vào những gì họ thấy. Mới đây nhất, Liên đoàn võ thuật Trung Quốc còn ra đòn mạnh, cấm người tập võ tự xưng cao thủ, võ sư, hay những biệt danh tự phong khác để đi biểu diễn hoặc thi đấu. 

Những động thái trên đã khiến nhiều võ sư nổi tiếng trước đó phải bỏ nghề, cũng không còn các võ sư với các biệt danh "nổi đình nổi đám" xuất hiện ở làng võ Trung Quốc. "Võ điện giật" thất thế, các võ sư nức tiếng không còn đất "dụng võ", nhưng "võ say rượu" hay phổ biến với tên gọi Túy quyền, một môn phái đặc sắc, vẫn được nhiều người theo học. 

Trong một bài viết mới đăng trên AFP, cho biết nguồn gốc của môn võ này không rõ ràng, nhưng nó thường được cho là xuất phát từ câu chuyện về Tám vị thần bất tử say rượu trong thần thoại Trung Quốc. Lưu Từ Lương, một chuyên gia nhiều môn võ khác nhau, biết tới Túy quyền và tập nó sau khi xem "Drunken Master" do diễn viên Thành Long đóng từ năm 1978 và 1994.

Võ sĩ này cho biết số lượng người tập Túy quyền giảm từ năm 1980, nhưng đang có dấu hiệu tích cực trở lại. Chính phủ Trung Quốc đang có những đầu tư nhất định để duy trì môn võ lạ lẫm này. Võ sĩ họ Lưu cho biết, hiện người tập hướng tới việc biểu diễn chứ không đặt nặng vấn đề thi đấu, ăn thua trong môn Túy quyền. 

Võ sĩ Lưu, 24 tuổi, ước tính khoảng 1.000 người ở Trung Quốc đang tập luyện Túy quyền và con số này đang tăng lên nhờ chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Ai cũng tưởng phải say mềm mới múa được Túy quyền nhưng Lưu cho biết điều ngược lại: "Người tập có vẻ rất say, loạng choạng và lắc lư, không thể đứng vững. Nhưng thực ra đó chỉ là say giả, người múa Túy quyền có thể tấn công và thắng bất cứ lúc nào".

Túy quyền là thứ võ công thực thụ chứ không lừa đảo

Túy quyền là thứ võ công thực thụ chứ không lừa đảo

Bước đi như say nhưng người tập võ hoàn toàn tỉnh táo

Bước đi như say nhưng người tập võ hoàn toàn tỉnh táo

Một động tác ngả người uống rượu rất khó

Một động tác ngả người uống rượu rất khó

Lưu Từ Lương, 24 tuổi, là một trong những người theo học Túy quyền

Lưu Từ Lương, 24 tuổi, là một trong những người theo học Túy quyền

Võ sĩ họ Lưu muốn Túy quyền phát triển mạnh hơn nữa 

Võ sĩ họ Lưu muốn Túy quyền phát triển mạnh hơn nữa 

2 ông lão đấu võ MMA, cú đấm hạng nặng hạ đối thủ sau 12 giây

(Tin thể thao, tin võ thuật) Sự kiện MMA Festival tại Nga ngày 30/8 có một trận đấu hấp dẫn như chuyên nghiệp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.H ([Tên nguồn])
Võ thuật Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN