Vì sao cầu lông Việt Nam chưa thể có Tiến Minh, Thùy Linh mới?
Ở thời điểm hiện tại, cầu lông là một trong những môn thể thao có mức độ phổ cập cao nhất của Việt Nam. Nhưng mức độ phổ biến sâu rộng của cầu lông Việt Nam lại không đồng nghĩa với việc sở hữu nhiều tay vợt đẳng cấp quốc tế.
Ra ngõ gặp anh hùng
Với 11 quốc gia, Đông Nam Á thường được xem là vùng trũng phát triển thể thao so với những khu vực khác trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó lại không đúng với cầu lông. Kể từ khi được đưa vào chương trình thi đấu Olympic Seoul 1988, Đông Nam Á là khu vực duy nhất có nhiều tay vợt đủ khả năng cạnh tranh sòng phẳng với các đồng nghiệp từ Đông Bắc Á.
Tiến Minh là một trường hợp rất đặc biệt, khi anh chấp nhận bỏ rất nhiều tiền để thi đấu quốc tế.
Nếu như Đông Bắc Á có Trung Quốc, Đài Bắc Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc là những cường quốc cầu lông; thì Đông Nam Á cũng sở hữu "tứ cường" trong môn thể thao này. Đó là Indonesia, Malaysia, Thái Lan và Singapore. Khoảng 70% số tay vợt nằm trong top 100 thế giới đến từ 1 trong 8 đội tuyển nói trên, biến cầu lông trở thành môn thể thao nội bộ của khu vực châu Á.
Trong 4 quốc gia Đông Nam Á ở trên, Indonesia có truyền thống phát triển cầu lông rực rỡ nhất. Suốt 2 thập niên qua, xứ vạn đảo luôn có HCV ở mỗi kỳ Olympic họ tham dự. Malaysia cũng thường xuyên có nhiều tay vợt đủ lọt vào top 3 thế giới ở các nội dung đơn nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Thái Lan luôn có đại diện nằm trong top 10 thế giới ở mọi nội dung có VĐV nữ tham dự.
Để lọt vào nhóm "tứ cường" cầu lông Đông Nam Á, Singapore đã phải chi rất nhiều tiền nhằm bắt kịp sự phát triển của 3 nước còn lại. Nhập tịch là một trong những chính sách họ sử dụng và sớm gặt hái thành công. Tuyển thủ cầu lông Mỹ gốc Trung Quốc Zhang Beiwen từng có 6 năm thi đấu cho đội tuyển Singapore. Sau Zhang, một VĐV nhập tịch khác cũng đang thi đấu rất thành công là Loh Kean Yew.
Sinh ra trong một gia đình người Malaysia gốc Hoa, Loh Kean Yew và anh trai được các tuyển trạch viên cầu lông Singapore để mắt đến từ sớm. Năm 13 tuổi, Loh rời Malaysia đến Singapore vì được nhận học bổng cầu lông, và nhập quốc tịch Singapore năm 18 tuổi. 6 năm sau, anh trở thành tay vợt đầu tiên trong lịch sử cầu lông Singapore giành được danh hiệu vô địch thế giới.
Để biến Loh Kean Yew, từ một tài năng trẻ Malaysia thành nhà vô địch Singapore, Đảo quốc Sư tử đã có những chính sách đặc biệt cho anh. Sau khi đánh bại tất cả các tay vợt trong nước, Loh được tạo điều kiện đến Dubai tập huấn dài ngày cùng một nhóm những VĐV hàng đầu thế giới. Họ chính là những người giúp anh có đẳng cấp và phong độ thi đấu ấn tượng như hiện nay.
Mặt khác, việc Singapore nhanh chóng thăng tiến trên bảng xếp hạng cầu lông thế giới biến Đông Nam Á trở thành khu vực quá chật chội cho những tài năng trong môn thể thao này. Nhiều tay vợt Indonesia đã chuyển sang đầu quân cho các đội tuyển khu vực Trung Á và Nam Á. Nhưng những người ở lại vẫn quá nhiều, và họ ở đẳng cấp cao đến mức rất khó bắt kịp.
Tại nội dung đơn nam SEA Games 31, Lê Đức Phát chạm trán hạt giống Kunlavut Vitidsarn ngay vòng 1 đơn nam. Tay vợt Việt Nam thua 0-2, nhưng chẳng ai trách cứ anh cả. Bởi, không lâu sau trận thắng đó, Kunlavut đã đi một mạch đến trận đấu cuối cùng, đánh bại cả Loh Kean Yew để vô địch mà không thua set nào. Hiện tại, Kunlavut đã vươn lên vị trí số 3 thế giới.
Tiền và phương pháp
Hiện tượng "ra ngõ gặp anh hùng" lý giải vì sao cầu lông Việt Nam chưa bao giờ có thành tích cao hơn tấm HCĐ của thế hệ Tiến Minh, Thùy Linh. Trên thực tế, việc giành được một vị trí trong top 4 từ "tứ cường" Đông Nam Á đã là thành tích ấn tượng của cầu lông Việt Nam, nếu dựa trên điều kiện tập luyện và thứ hạng hiện tại của những tay vợt.
Thùy Linh đang trong quá trình tích điểm hướng đến Olympic Paris.
Câu chuyện phát triển của Loh Kean Yew chỉ ra một thực tế: Muốn bắt kịp những cường quốc Đông Nam Á, Singapore đã phải chi rất nhiều tiền. Bên cạnh đó, họ còn tạo điều kiện để Loh có cơ hội phát triển bản thân tối đa, bằng việc thường xuyên tập luyện, thi đấu hàng ngày với những tay vợt hàng đầu thế giới. Đó là điều cầu lông Việt Nam chưa thể đáp ứng, nếu xét trên hoàn cảnh hiện tại.
Đầu năm 2022, thần đồng cầu lông Malaysia Goh Jin Wei trở lại thi đấu sau quãng thời gian điều trị bệnh hiểm nghèo. Cô vui vẻ liệt kê những đầu chi phí dành cho một tay vợt thi đấu quốc tế.
Trung bình mỗi năm, một VĐV cầu lông thường thi đấu 15-18 giải quốc tế. Điều đó cũng có nghĩa, chỉ những tay vợt hàng đầu với thu nhập tiền tỷ mới đủ khả năng chi trả cho những giải đấu hàng đầu. Nếu không, VĐV phải dựa vào kinh phí từ đội tuyển quốc gia, hoặc các nhà tài trợ. Trong câu chuyện của Goh, cô phải tập làm Youtuber để có thêm thu nhập từ mỗi chuyến đi.
Trước Goh, cầu lông Việt Nam từng có một Tiến Minh thi đấu rất thành công nhờ công thức tương tự. Những chuyến du đấu nước ngoài của Tiến Minh có sự hỗ trợ từ Liên đoàn Cầu lông TPHCM, nhưng bản thân tay vợt này cũng phải bỏ tiền túi không ít. Đổi lại, Tiến Minh đã xây dựng được một thương hiệu vững chắc cùng cầu lông Việt Nam suốt 2 thập niên qua.
Sự cố hy hữu của Thùy Linh Sau Tiến Minh, cầu lông Việt Nam gần như không còn tay vợt nào đủ khả năng để sẵn sàng hy sinh, chinh chiến. Người hiếm hoi dám làm việc này ở một vài giải đấu quốc tế là Nguyễn Thùy Linh. Tuy nhiên, tay vợt nữ số 1 Việt Nam từng gặp phải một sự cố dở khóc dở cười khi thi đấu tích điểm hồi cuối năm ngoái. Đó là lúc Thùy Linh dự kiến đến New Zealand thi đấu. Ở thời điểm hiện tại, Thùy Linh đang nằm trong top 30 tay vợt hàng đầu thế giới. Cô cần tích lũy thêm điểm số nhằm đảm bảo một vé dự Olympic Paris. Để chuẩn bị cho điều đó, Thùy Linh sẽ tham dự một số giải thuộc hệ thống Super 500 của Liên đoàn Cầu lông Thế giới trong thời gian tới. |
(Tin thể thao, tin bi-a) Nữ cơ thủ xinh đẹp Jang Ga Yeon gây “sốt” giải đấu carom 3 băng LPBA Tour tại Hàn Quốc bằng một siêu phẩm ngay cả đồng nghiệp nam cũng phải nể.
Nguồn: [Link nguồn]