VĐV từng đoạt HCĐ nam, giờ đấu với nữ làm xôn xao Paralympic

Sự kiện: Muôn màu thể thao
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

(Tin thể thao, tin Paralympic) Valentina Petrillo, VĐV chuyển giới đầu tiên tại Paralympic 2024, gây tranh cãi về tính công bằng trong thể thao nữ.

Paralympic 2024 đang trở thành tâm điểm tranh cãi khi Valentina Petrillo, vận động viên (VĐV) chuyển giới đầu tiên trong lịch sử được tranh tài tại Thế vận hội cho người khuyết tật Paris, Pháp (29/8 - 8/9).

Petrillo đã chuyển giới và giờ được thi đấu với các đối thủ nữ tại Paralympic 2024

Petrillo đã chuyển giới và giờ được thi đấu với các đối thủ nữ tại Paralympic 2024

Petrillo, 50 tuổi, là một VĐV chạy nước rút, từng đạt được nhiều thành tích đáng kể khi còn thi đấu ở hạng mục dành cho nam. Sau khi chuyển giới vào năm 2019, VĐV này được lựa chọn đại diện cho Italia tại các nội dung chạy 200m và 400m (hạng thương tật T12) nữ trong kỳ Paralympic sắp tới.

T12 trong Paralympic là phân loại dành cho các VĐV có khiếm thị. Cụ thể, T12 bao gồm những VĐV có mức độ thị lực bị suy giảm nhưng vẫn có khả năng nhận biết ánh sáng và có thể nhận diện các vật thể lớn ở khoảng cách nhất định. Những VĐV T12 thường sử dụng người dẫn đường (guide) trong tập luyện hoặc thi đấu. Tuy nhiên, họ cũng có thể thi đấu mà không cần người dẫn đường.

Sự xuất hiện của Petrillo tại Paralympic gây ra làn sóng tranh cãi, đặc biệt là sau những vụ việc tương tự liên quan đến vấn đề giới tính tại Thế vận hội Olympic trước đó.

Một số người cho rằng việc VĐV này từng sống và tập luyện như một người đàn ông trong thời gian dài có thể mang lại lợi thế về thể chất so với các VĐV nữ khác.

Katrin Mueller Rottgardt, chân chạy điền kinh người Đức và cũng là đối thủ của Petrillo trong cuộc đua sắp tới, bày tỏ lo ngại với Bild: “Cô ấy đã sống và tập luyện như 1 người đàn ông trong thời gian dài, điều này có thể mang lại những yêu cầu thể chất khác biệt so với những người sinh ra là phụ nữ. Điều này có thể đem lại lợi thế cho cô ấy”.

Dù vậy, Petrillo vẫn nhận được sự ủng hộ từ Liên đoàn Điền kinh Para Thế giới, tổ chức này cho phép VĐV được công nhận hợp pháp là phụ nữ tham gia vào các nội dung thi đấu dành cho nữ. Quy định này khác với lập trường của Liên đoàn Điền kinh Thế giới (World Athletics), tổ chức cấm các VĐV chuyển giới tham gia vào các nội dung thi đấu dành cho nữ từ tháng 3/2023, nhằm đảm bảo tính công bằng và bảo vệ hạng mục nữ.

Chủ tịch Ủy ban Paralympic Quốc tế (IPC), Andrew Parsons lên tiếng bảo vệ Petrillo, khẳng định rằng cô sẽ được chào đón tại Paris 2024. Tuy nhiên, ông cũng hy vọng rằng các tổ chức thể thao trên toàn thế giới sẽ sớm có lập trường thống nhất về sự tham gia của các VĐV chuyển giới.

Petrillo, từng giành HCĐ tại vô địch điền kinh người khuyết tật thế giới 2023, chia sẻ sự biết ơn với BBC Sport: "Tôi đã chờ đợi ngày này suốt 3 năm và trong 3 năm qua, tôi làm mọi thứ có thể để xứng đáng với nó. Tôi xứng đáng với sự lựa chọn này và muốn cảm ơn Liên đoàn Paralympic Italia cũng như Ủy ban Paralympic Italia vì đã luôn tin tưởng vào tôi, trước hết là như 1 con người, sau đó là 1 VĐV".

Cuộc tranh luận về việc các VĐV chuyển giới tham gia thi đấu ở hạng mục nữ không chỉ giới hạn trong lĩnh vực điền kinh, mà còn lan rộng sang nhiều môn thể thao khác. Vấn đề này đang tiếp tục gây xôn xao và chia rẽ cộng đồng thể thao, đòi hỏi các nhà quản lý và cộng đồng quốc tế cần tìm ra những giải pháp thỏa đáng.

Nguồn: [Link nguồn]

(Tin thể thao, tin Olympic) Trong top 10 đoàn trao thưởng hậu hĩnh nhất cho huy chương Olympic Paris, 3 đoàn Đông Nam Á đứng cao chót vót.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QH ([Tên nguồn])
Muôn màu thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN