Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
0

VĐV đột tử trên đường chạy ở Việt Nam: Giới chuyên môn nói gì?

(Tin thể thao, tin hậu trường) Sự việc một nam vận động viên đã tử vong trên đường chạy HCMC Marathon 2019 diễn ra cuối tuần trước đã gây bàng hoàng trong dư luận.

Hôm 13/1, một nam vận động viên có tên V.V.T (23 tuổi) đã đăng ký cự ly 42km nhưng khi đến km số 18 thì anh ngã gục trên đường chạy. Dù các bác sỹ đã tiến hành hồi sức cấp cứu tuy nhiên bệnh nhân không qua khỏi.

VĐV đột tử trên đường chạy ở Việt Nam: Giới chuyên môn nói gì? - 1

Các giải chạy đang thu hút được sự quan tâm lớn của nhiều người. Việc tập luyện thể thao một cách khoa học và tuân thủ các nguyên tắc trong huấn luyện, tranh tài cần được trang bị kiến thức đầy đủ cho các vận động viên phong trào. 

Sự kiện không chỉ gây xôn xao trong giới thể thao phong trào mà còn đánh lên hồi chuông cảnh báo cho phong trào chạy bộ đang phát triển rất mạnh tại Việt Nam hiện nay.

Mới đây, trên trang mạng xã hội chính thức của mình, Ban tổ chức cuộc thi HCMC Marathon 2019 đã có thông báo về sự việc trên.

Cụ thể, BTC giải miêu tả VĐV V.V.T, 23 tuổi, khi chạy ở cự ly marathon – 42 km đã xảy ra hiện tượng đột quỵ tại km số 18. Các bác sĩ đã có mặt hỗ trợ cấp cứu ngay tại chỗ và chuyển VĐV đến bệnh viện trong tình trạng bất tỉnh và hơi thở yếu. Tuy nhiên, sau mọi nỗ lực cứu chữa của các bác sĩ, VĐV đã không qua khỏi tại bệnh viện.

Được biết VĐV này là một người khoẻ mạnh, đặc biệt rất yêu thích thể thao. Anh đã từng tham gia nhiều hoạt động thể chất, cũng như các cuộc thi marathon khác ở cùng cự ly.

Để chia sẻ cùng mất mát với gia đình VĐV xấu số, BTC giải đã hỗ trợ toàn bộ chi phí y tế mai táng cũng như hỗ trợ thêm cho gia đình để lo liệu hậu sự cho VĐV này.

Nhận xét về các giải chạy bộ tại Việt Nam hiện nay, ông Trịnh Đức Thanh – Trưởng bộ môn điền kinh TP.HCM, đã cho biết: “Hiện nay, phong trào chạy bộ phát triển mạnh nhưng vẫn mang tính tự phát, chưa có một CLB nào trang bị cho người chạy của mình kiến thức đầy đủ. Do đó, dẫn đến tình trạng người chạy cứ muốn phá vỡ kỷ lục của bản thân mà không có thời gian chuẩn bị thể lực sẽ rất nguy hiểm.

Tôi tin rằng sự việc này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đến phong trào chạy bộ nhưng hy vọng các CLB sẽ đầu tư hơn về kiến thức thể thao và phong trào sẽ phát triển ổn định hơn”.

Với cương vị và kinh nghiệm của người nhiều năm làm công tác điền kinh, ông Thanh cho biết để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra phải có sự phối hợp chặt chẽ của các nhà tổ chức và trên hết là ý thức tự bảo vệ bản thân của các VĐV.

“Mỗi vận động viên phải tự là một HLV cho mình. Phải tập luyện thể thao một cách khoa học và tuân thủ các nguyên tắc trong huấn luyện. Tùy theo sức khỏe mà chọn nội dung phù hợp, từ ít đến nhiều và dừng lại khi cảm thấy cơ thể mỏi mệt.

Các giải chạy có cự ly dài nên cách nhau ít nhất 2 tuần và giải trước không phải là giải chạy thành tích cao nhất của VĐV đó.

Tốt nhất trước khi luyện tập, các VĐV nên khám sức khỏe, có xác nhận của bác sĩ về tình trạng thể lực để có phương án tập luyện và thi đấu phù hợp. Từ 16 tuổi trở lên mới nên thi đấu các nội dung chạy dài nhưng cường độ thấp”, ông Thanh nói.

Trưởng bộ môn điền kinh TP.HCM khuyên rằng tất cả các giải đấu thể thao nói chung và điền kinh nói riêng nên tuyên truyền mạnh và rộng rãi các tài liệu, kiến thức chuyên môn . Có như vậy phong trào thể thao mới phát triển một cách có ổn định và tránh những sự việc đáng tiếc diễn ra.

Một lãnh đạo của Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, người trực tiếp tham dự và quan sát giải đấu, đã chia sẻ: “Giải HCMC là một trong hai giải marathon lớn nhất tại TP.HCM. Công tác giải xưa nay luôn được đánh giá rất tốt từ tổ chức, mua bảo hiểm hay bố trí đội ngũ y tế chuyên nghiệp. Như sự việc vừa qua, bác sĩ đã lập tức có mặt tiến hành cấp cứu cho VĐV, nhưng không thể làm gì khác.

Đây là một VĐV bán chuyên nghiệp, có nhiều thành tích thể thao và nằm trong top 100 của giải. Tôi nghĩ rằng các VĐV không nên vì cố gắng vượt qua thành tích bản thân mà ép cơ thể phải hoạt động quá sức. Cũng qua sự việc này, chúng tôi càng phải rà soát kỹ lưỡng hơn các giải đấu thể thao tổ chức trên địa bàn TP.HCM”.

Thanh Thúy 1m93 lại gây sốt bóng chuyền ngoại: Rực sáng ghi “mưa điểm”

Thanh Thúy tiếp tục thể hiện được bản năng "sát thủ" tại Đài Loan, Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Scandal góc tối thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN