Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
2
Lorenzo Sonego
3
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
2
Katie Boulter
1
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
3
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
3
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
2
Daniil Medvedev
0

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye

Sự kiện: Tư vấn TENNIS

Hawk-Eye được sử dụng bắt nguồn từ những phán quyết sai lầm tại US Open 2004

Câu hỏi:

Vừa qua xem giải Mỹ mở rộng tôi có thấy bình luận viên nói đây Hawk-Eye bắt nguồn từ đây. Tôi muốn hỏi vì sao Hawk-Eye lại liên quan tới giải Grand Slam này?

(trungquan_489@...)

Trả lời:

Có thể nói việc quần vợt thế giới đưa Hawk-Eye (hay mắt diều hâu) vào hệ thống thi đấu được coi là bước đột phá vĩ đại nhất trong lịch sử làng banh nỉ. Câu chuyện dùng thiết bị định vị xác định vết bóng trên sân hay không đã được đặt ra từ lâu, nhưng sau vụ scandal tại tứ kết US Open 2004 thì vấn đề dùng Hawk-Eye trong các trận đấu mới thực sự bắt đầu. Trong trận đấu giữa Serena Williams và Jennifer Capriati, rất nhiều lần trọng tài đã hô bóng “Ngoài” trong những cú đánh trong sân của Serena. Những tình huống quay chậm cũng thấy rõ ràng là trái bóng ở trong sân và cả thiết bị Hawk-Eye thử nghiệm phục vụ khán giả truyền hình cũng cho kết quả như vậy. Serena đã thua 2-6, 6-4, 4-6 trước Capriati trong sự bất bình với những quyết định của trọng tài. Sau này vị trọng tài Mariana Alves điều khiển trận đấu đó đã bị cấm bắt các trận tại US Open trong giải đấu năm đó.

Những quyết định sai lầm trong trận đấu giữa Serena và Capriati

Chính từ trận đấu ấy mà Hawk-Eye bắt đầu được sử dụng nhiều hơn ở các trận đấu và cuối năm 2005, Liên đoàn quần vợt quốc tế đã chính thức cho phép dùng Hawk-Eye khi thi đấu và mỗi tay vợt được 2 lần xem lại (hay khiếu nại) nếu như không đồng tình với kết luận của trọng tài. Hopman Cup 2006 là giải đấu đầu tiên sử dụng Hawk-Eye và tay vợt người Hà Lan Michaella Krajicek (em cùng cha khác mẹ của tay vợt người Hà Lan từng vô địch Wimbledon 1996 Richard Krajicek).

Dù vậy Hopman Cup không phải là giải đấu nằm trong hệ thống ATP hay WTA nên đến giải Nasdaq-100 Open (tiên thân của giải Miami Masters), Hawk-Eye mới có mặt ở một giải đấu chính thức. US Open 2006 sau đó trở thành giải Grand Slam đầu tiên sử dụng Hawk-Eye.

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 1

Hawk-Eye bây giờ là một phần của tennis

Nhưng máy móc thì cũng không phải lúc nào cũng đúng. Trong cuộc thử nghiệm để có dùng Hawk-Eye hay không vào năm 2005, 80 cú đánh trên sân Arthur Ashe được Hawk-Eye xác định đúng 100% với dung sai chỉ 3.6mm, thay vì tiêu chuẩn 5mm của ITF. Và chính vì sai số 3.6mm này cũng làm nên những tranh cãi trong nhiều trận đấu. Đôi khi chỉ vì vài chiếc “lông” trái banh nỉ lướt qua trên dây cũng có thể đem lại điểm số cho tay vợt, trong khi nếu nhìn qua mắt thường và truyền hình, đó là tình huống bóng ra ngoài. Trận chung kết Wimbledon 2007 giữa Federer và Nadal, nhiều tình huống nếu quay chậm sẽ nhìn thấy bóng ra ngoài bằng mắt thường, nhưng nhờ Hawk-Eye, bóng lại trong sân!

Câu hỏi:

Tôi muốn biết Davis Cup có được tính vào bảng xếp hạng ATP của các tay vợt nam hay không? Và nếu tính thì điểm số có giống các giải đấu khác hay không? Nước nào hiện tại đang vô địch Davis Cup nhiều nhất?

(saomai_dem_muon@...)

Trả lời:

Davis Cup cũng nằm trong hệ thống giải đấu của ATP nhưng cách tính điểm khá khác biệt so với những giải đấu thông thường. Nếu tay vợt không thi đấu đủ các giải ATP 250 hoặc 500 thì kết quả ở Davis Cup sẽ được thay thế. Bạn có thể xem cách tính điểm Davis Cup tại đây.

Trong lịch sử thì Mỹ đang là quốc gia có nhiều chức vô địch Davis Cup nhất cũng như trong kỷ nguyên Mở.

Quốc gia

Danh hiệu

Năm đầu tiên

Năm gần nhất

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 2 Mỹ

13

1968

2007

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 3 Thụy Điển

7

1975

1998

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 4 Úc

6

1973

2003

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 5 Tây Ban Nha

5

2000

2011

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 6 Pháp

3

1991

2001

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 7 Đức

3

1988

1993

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 8 Nga

2

2002

2006

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 9 Nam Phi

1

1974

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 10 Italy

1

1976

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 11 Tiệp Khắc

1

1980

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 12 Croatia

1

2005

US Open: Nơi “khai sinh” Hawk-Eye - 13 Serbia

1

2010

 

Kỷ nguyên Mở

Quốc gia

Vô địch

Á quân

 Mỹ

1900, 1902, 1913, 1920, 1921, 1922, 1923, 1924, 1925, 1926, 1937, 1938, 1946, 1947, 1948, 1949, 1954, 1958, 1963, 1968, 1969, 1970, 1971, 1972, 1978, 1979, 1981, 1982, 1990, 1992, 1995, 2007 (32)

1903, 1905, 1906, 1908, 1909, 1911, 1914, 1927, 1928, 1929, 1930, 1932, 1934, 1935, 1939, 1950, 1951, 1952, 1953, 1955, 1956, 1957, 1959, 1964, 1973, 1984, 1991, 1997, 2004 (29)

 Úc
 

1907*, 1908*, 1909*, 1911*, 1914, 1919, 1939, 1950, 1951, 1952, 1953, 1955, 1956, 1957, 1959, 1960, 1961, 1962, 1964, 1965, 1966, 1967, 1973, 1977, 1983, 1986, 1999, 2003 (28)

1912*, 1920*, 1922*, 1923, 1924, 1936, 1938, 1946, 1947, 1948, 1949, 1954, 1958, 1963, 1968, 1990, 1993, 2000, 2001 (19)

 Vương quốc Anh
 

1903*, 1904*, 1905*, 1906*, 1912*, 1933, 1934, 1935, 1936 (9)

1900*, 1902*, 1907*, 1913, 1919, 1931, 1937, 1978 (8)

 Pháp

1927, 1928, 1929, 1930, 1931, 1932, 1991, 1996, 2001 (9)

1925, 1926, 1933, 1982, 1999, 2002, 2010 (7)

 Thụy Điển

1975, 1984, 1985, 1987, 1994, 1997, 1998 (7)

1983, 1986, 1988, 1989, 1996 (5)

 Tây Ban Nha

2000, 2004, 2008, 2009, 2011 (5)

1965, 1967, 2003 (3)

 Đức
 

1988*, 1989*, 1993 (3)

1970*, 1985* (2)

 Nga

2002, 2006 (2)

1994, 1995, 2007 (3)

 Italy

1976 (1)

1960, 1961, 1977, 1979, 1980, 1998 (6)

 CH Séc/Tiệp Khắc
 

1980* (1)

1975*, 2009 (2)

 Nam Phi

1974 (1)

(0)

 Croatia

2005 (1)

(0)

 Serbia

2010 (1)

(0)

 Argentina

(0)

1981, 2006, 2008, 2011 (4)

 Rumani

(0)

1969, 1971, 1972 (3)

 Ấn Độ

(0)

1966, 1974, 1987 (3)

 Bỉ

(0)

1904 (1)

 Nhật Bản

(0)

1921 (1)

 Mexico

(0)

1962 (1)

 Chile

(0)

1976 (1)

 Thụy Điển

(0)

1992 (1)

 Slovakia

(0)

2005 (1)

 

Câu hỏi:

Tôi thường tung hết sức đánh trong cú thuận tay nhưng bóng chỉ lều phều ở giữa sân. Có bài tập nào để tôi tăng lực cú thuận tay hay không?

(hoangtam_info@...)


Trả lời:

“Phù thủy” Nick Bollettieri, người từng là HLV của Agassi, Seles, Sharapova, chị em nhà Williams… có một bài tập rất hay và khá đơn giản có thể giúp bạn tự tập và tăng lực cú thuận tay. Bạn có thể tập với người bạn của mình bằng cách chăng một sợi dây cao hơn lưới vài chục cm và cố gắng làm sao đánh bóng qua mức lưới “ảo” đó. Đây là bài tập sẽ giúp thị giác và cảm giác của bạn tốt hơn khi buộc mình phải đưa vợt xuống dưới bóng và xoa vợt từ thấp lên cao. Dần dần như vậy cú đánh của bạn sẽ tăng lực mạnh hơn và khi trở lại mức lưới cũ, bạn sẽ có thể đưa trái bóng tới vạch baseline thay vì ở giữa sân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phong Lan ([Tên nguồn])
Tư vấn TENNIS Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN