Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
2
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
3
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
3
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
-
Grigor Dimitrov
-
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
0
Nick Kyrgios
0
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
1
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
0
Nishesh Basavareddy
0
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
-
Caroline Garcia
-

US Open: Khi Nadal không đi theo tiếng gọi Federer

(Tin tennis - Tin US Open) Chỉ một ngày sau khi Federer chơi một trong những trận tệ nhất sự nghiệp rồi bị loại thì Nadal cũng chỉ sống sót sau cuộc rượt đuổi 5 set kinh điển với Thiem.

Video trận đấu kinh điển giữa Rafael Nadal và Dominic Thiem ở tứ kết US Open năm nay:

Nếu như ở match point, Thiem không smash lỗi để bóng bay lên hàng rào sau pha cứu bóng tuyệt vọng của Nadal thì cũng chưa biết tay vợt số 1 thế giới sẽ kết thúc trận đấu bằng cách nào. Một điểm winner nữa sau 55 điểm mà Nadal đã thực hiện trước đó chăng? Thật khó. Nadal không phải là mẫu điển hình của thứ tennis tự mình kết liễu đối thủ. Anh hay để cho đối thủ “tự chết” hơn.

US Open: Khi Nadal không đi theo tiếng gọi Federer - 1

Nadal suýt thua đau Thiem ở tứ kết US Open 2018

Một cuộc giằng co như ở Wimbledon với Djokovic cách đây hơn tháng ở set quyết định dù cho ở US Open không cần phải chênh 2 games nếu xảy ra thì Nadal có chiến thắng như là một biểu tượng của nguồn thể lực siêu phàm không?

Cũng khó. Thiem khát khao, trẻ hơn và có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho US Open lần này, đã dưỡng thương đầy đủ rồi mới trở lại nên có cả sự nhỉnh hơn về thể lực.

Trong nhiều loạt đôi công mà Nadal dùng cú thuận tay nhồi trái liên tục vào trái tay của Thiem thì bình luận viên của FoxSport đã nhiều lần phải kinh ngạc trước khả năng của một tay vợt dù trọng tâm đã đổ về phía sau rồi mà cú bung trái một tay vẫn có sức nặng kinh khủng.

Dù đôi lúc Thiem bị xé ra mang nhưng như một phiên bản hoàn hảo của chính Nadal, Thiem thay đổi tình thế từ phòng ngự sang tấn công với sức rướn và sức mạnh ấn tượng.

Thiem là tay vợt duy nhất ở US Open năm nay thất bại mà cũng xứng đáng nếu như anh là người đi tiếp vào vòng bán kết.

Thiem là tay vợt thứ tư trong lịch sử buộc Nadal phải thua 0-6 trong một set thuộc khuôn khổ Grand Slam. Ba người còn lại là Roddick, FedererBerdych.

Thiem chỉ mất 24 phút để hủy diệt Nadal trong set đầu tiên của trận đấu với mọi cú quả gần như hoàn hảo, serve 1 ăn điểm tuyệt đối, 13 điểm trực tiếp trong đó có 5 cú ace, để Nadal cả set đấu đó chỉ giành được vỏn vẹn 7 điểm (trong đó có 1 lỗi kép và 2 cú tự hỏng của Thiem).

Thiem cũng vượt qua những thời khắc hiểm nghèo bằng những thứ vũ khí sở trường và cả sự thăng hoa hiếm có, cứu những game đã bị dẫn 0-40 và có thể thua ngược ngay từ set 4.

Thiem cũng là một trong những người hiếm hoi trên thế giới này có thể trụ vững trước lối đánh nhồi trái miệt mài và tàn nhẫn của Nadal. Những người khác là Djokovic, là Federer – những huyền thoại sống. Cả trận Thiem mắc 57 lỗi tự đánh hỏng thì chỉ có 23 lỗi từ trái tay bên cạnh 4 lỗi khác bị Nadal dồn vào thế phải đánh hỏng.

Mọi sự xuất sắc của Thiem đã được dự báo và phô diễn trên con đường tiến vào tứ kết, trong đó có việc đánh bại Kevin Anderson, á quân US Open 2017.

Nhưng thật tiếc, đối diện với Thiem là Nadal, một biểu tượng gần như hoàn hảo của tennis kiềm chế cảm xúc, của sự nhẫn nại kinh ngạc khi mà mọi tay vợt khác có thể đã buông xuôi, chấp nhận là kẻ thất bại trong một ngày mà đối thủ thăng hoa và nhỉnh hơn còn bản thân thì không ở trạng thái phong độ tốt nhất.

Suýt chút nữa thì cả thế giới đã có cái “vinh hạnh” lần đầu tiên thấy Nadal đập vợt sau khi anh tràn lưới siết trái banh đi thẳng vào lưới và nảy trở lại trong tuyệt vọng.

Đó là pha bóng trong set 4, một trong 49 lỗi tự đánh hỏng của Nadal mà đa phần trong số đó thuộc dạng tự sát, để người hâm mộ dù xem qua màn hình TV hay trực tiếp ở trên sân cũng phải kinh ngạc.

Cũng có những thời khắc mà sự thất vọng đã chi phối tới kết quả của những điểm số ngay sau đó. Như sau khi Nadal lỡ cơ hội bẻ game ở cuối set 4 dù có 3 break point, số 1 thế giới đã thua trong loạt tiebreak ngay sau đó.  

Câu hỏi xuất hiện khi chứng kiến Nadal chật vật, ấy là liệu Nadal có sụp đổ giống như Federer đã sụp đổ một ngày trước?

Ngày Federer hóa đá ở Arthur Ashe

Vì Federer cũng volley tầm cao rúc lưới. Vì Federer cũng bước vào sân mà đánh thuận tay penalty ra ngoài trong một trận đấu mà đối thủ của Federer xét về mọi mặt là “mềm” hơn rất nhiều: John Millman hiện đứng ngoài top 50 thế giới.

Tất nhiên là Federer mắc lỗi với một tần suất kinh khủng hơn rất nhiều, 76 lỗi tự đánh hỏng trong đó có 10 lần lỗi kép trong một trận đấu kéo dài 4 set.

US Open: Khi Nadal không đi theo tiếng gọi Federer - 2

Federer đã dừng bước sớm ở Mỹ mở rộng năm nay theo cách khá bất ngờ

Federer, 37 tuổi, chơi trong điều kiện thời tiết khủng khiếp ở New York những ngày qua là một sự tra tấn, lại vốn không phải là biểu tượng của ý chí quật cường.

Mặt sân có phần chậm hơn khiến cũng khiến cho Federer khó tấn công hơn, khó dứt điểm hơn, dù cho độ ẩm cao dẫn tới tỉ trọng không khí giảm mà các phân tử nước lại nhẹ hơn giúp cho bóng về lý thuyết đi nhanh hơn.

Thất bại ấy của Federer khiến cho những ai chờ anh lên ngôi ở US Open lần thứ sáu phải chờ thêm nữa dù cho 10 năm qua đã là một chặng đường rất dài.

Nhưng sự chờ đợi tuyệt vọng hơn cả phải là dành cho những ai đợi một cuộc đối đầu của Nadal và Federer - 2 tay vợt vĩ đại nhất mọi thời đại ở sân đấu Arthur Ashe vậy là có thể sẽ không bao giờ xảy ra.

Và có thể, nếu Federer có lọt vào tới vòng tứ kết, có đánh bại được Millman thì chưa chắc anh sẽ vượt qua được Djokovic.

Siêu nhân trở lại

Djokovic cách nay 2 tuần đã hoàn tất bộ sưu tập 9 giải Masters (người đầu tiên của kỷ nguyên Mở) sau khi hạ chính Federer chỉ qua 2 set.

Đó không phải là cuộc tập dượt trước thềm US Open, mà là đối đầu, cạnh tranh thực sự. Và phong độ ấy, thứ làm nên bảng thành tích ấn tượng trong 2 tháng qua với Wimbledon tiếp tục được anh đem tới New York.

Djokovic đã thua 2 set cả thảy sau 4 trận đấu đầu tiên của anh trên con đường kiếm tìm danh hiệu US Open thứ ba và Grand Slam thứ 14 trong sự nghiệp. Nhưng đó là những set thua trong kiểm soát trước Fucsovics và Sandgren.

Như một quy luật của riêng mình khi ở phong độ đỉnh cao, tự tin điềm tĩnh thì Djokovic sẽ chỉ thắng đậm, thắng tuyệt đối trước những tay vợt có khả năng mang lại những thử thách và nguy cơ cho anh.

Đó chính là lý do tại sao trước tay vợt hạt giống đầu tiên và duy nhất qua 4 trận là Gasquet thì Djokovic lại mất ít game nhất: cả thảy là 7 sau 3 set.

Có thể tin rằng, nếu như không có một cuộc tái hiện lại trận chung kết US Open 2013 giữa Nadal và Djokovic thì nhiều khả năng người lỗi hẹn chính là đương kim vô địch của giải đấu này.

Đã 11 năm kể từ sau sự thống trị 5 năm liên tiếp của Federer, US Open chưa từng thấy một nhà vô địch nào bảo vệ được vương miện…

Clip hot US Open: Nadal - Thiem đấu ”tóe lửa”, hoa mắt chóng mặt

Nadal - Thiem đã có những pha bóng trên cả tuyệt vời trong trận bán kết US Open.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN