Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
2
Lorenzo Sonego
3
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
2
Katie Boulter
1
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
3
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
3
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
3
Daniil Medvedev
2

Tương lai F1: Đằng sau hội nghị "Diên Hồng" (P1)

Hội nghị Nhóm chiến lược kết thúc trong sự đồng thuận của tất cả các bên tham dự. Thế hệ động cơ hiện tại tiếp tục được duy trì đến năm 2020. Nhưng có lẽ đó chỉ là một cuộc ‘đình chiến’ của các bên liên quan để nhắm đến cái đích – tiếp tục thay đổi Thể thức 1.

Cuộc chiến về Power Unit trong F1 hiện tại và cắt giảm chi phí liên quan có những thời điểm rơi vào bế tắc. Nó xuất phát từ mâu thuẫn, xung đột lợi ích giữa một bên là các nhà tổ chức - FIA và CVC Capital Partners mà ông Bernie Ecclesstone làm đại diện, bên kia là quyền lợi của các nhà sản suất do Ferrari và Mercedes cầm đầu.

Thậm chí còn có những ‘bóng gió’ nói đến một trong những đội đua gắn liền với lịch sử F1 rời bỏ cuộc chơi! Thế rồi đột nhiên mọi vướng mắc được tháo gỡ, thậm chí thời hạn sử dụng động cơ V6 Turbo Hybrid còn được kéo dài đến năm 2020. Liệu đây là một thỏa thuận đem đến sự yên bình và ổn định cho F1 hay đó chỉ là điểm dừng cho những cuộc chiến pháp lý sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai không xa.

Ông Christian Horner đã từng nói trong giai đoang khủng hoảng PU của Red Bull rằng: “Hiện tại có những vấn đề lớn hơn nhiều chứ không phải chỉ là động cơ! Vấn đề là những con người lãnh đạo F1, động cơ, quy định …. Và rất nhiều vấn đề khác nữa!”

Tương lai F1: Đằng sau hội nghị "Diên Hồng" (P1) - 1

Mercedes và Ferrari chung chiến tuyến trong vấn đề cắt giảm chi phí

Trong lịch sử của mình F1 đã từng tồn tại những mâu thuẫn. Ở thập kỷ 80 cuối thế kỷ trước, xung đột giữa FISA và FOCA về khung gầm và khí động học. Cuộc xung đột này bắt nguồn từ cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80.

FISA (Fédération Internationale du Sport Automobile) lúc đó là một tiểu ban độc lập của FIA do ông Jean-Marie Balestre làm chủ tịch, còn bên kia chiến tuyến là FOCA (Formula One Constructors' Association) là Hiệp hội các nhà sản xuất F1 do ông Bernie Ecclestone, người đồng thời là chủ tích đội đua Brabham F1 Team lãnh đạo, cố vấn pháp luật khi đó của FOCA chính là chủ tịch FIA sau này – ông Max Mosley.

Xung đột nằm ở vấn đề các đội đua nhỏ cho rằng những quyết định thiên vị của FISA làm họ mất đi cơ hội cạnh tranh với các đội đua lớn. Tài chính luôn là vấn đề hàng đầu trong mỗi cuộc chiến khi FOCA cho rằng cách phân chia lợi nhuận từ FISA không công bằng. Đỉnh điểm của cuộc chiến này là cuộc đình công của các đội đua ở San Marino GP 1982.

Cuối cùng, các mâu thuẫn giữa hai bên về các vấn đề quy chuẩn kỹ thuật, phân chia tài chính đã được giải quyết thông qua Hiệp định Concorde được thảo luận từ năm 1981. Dù sau này Hiệp định Concorde đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng cho đến hiện tại nó vẫn là cơ sở đề phân chia tài chính cho các đội đua.

Trở lại với cuộc chiến động cơ 2015. Đòi hỏi cần có một thay đổi về động cơ từ năm 2015 được khơi mào bởi ông Bernies Ecclestone và Max Mosley sau đó nhận được sự ủng hộ của đương kim chủ tịch FIA - Jean Todt. Đầu tiên là đề xuất cắt giảm chi phí PU xuống còn 12 triệu USD/năm (chỉ bằng gần ½ hiện tại).

Đề xuất này ngay lập tức nhận được sự phản đối kịch liệt của Ferrari! Mercedes thì cho rằng họ đã phải đầu tư hơn 100 triệu bảng Anh, còn Renault cho biết họ cũng cần gần con số đó. Nếu chốt chi phí PU xuống 12 triệu thì nhà sản xuất bán động cơ không đủ chi phí cho sản xuất. Vô hình chung, ý tưởng này đã lôi kéo cả Ferrari, Mercedes và Renault vào cuộc chiến và đưa họ đứng bên nhau về một phía.

Tương lai F1: Đằng sau hội nghị "Diên Hồng" (P1) - 2

Dường như chỉ có mình Red Bull không vui vì kết quả hội nghị

Cảm nhận được khó khăn khi phải đối đầu với đối thủ khó nhằn, ông Mosley chuyển đề xuất sang hướng sẽ sửa đổi quy định dùng đồng thời nhiều loại PU, khi cho phép các đội đua có thể sử dụng động cơ V6 2,2 lít Turbo kép của một nhà cung cấp độc lập – điều mà có thể chính là mong muốn của Red Bull.

Và các đề xuất này nhận được ‘bật đèn xanh’ từ Hội đồng đua xe thể thao thế giới (WMSC), khi cho phép các ông Ecclestone và Todt quyền “kiến nghị, quyết định các vấn đề bức xúc trong F1 như quản lý, động cơ, giảm chi phí” tại các hội nghị Nhóm chiến lược.

Ngay lập tức có sự phản pháo từ Ferrari qua phát biểu của ngài chủ tịch Sergio Marchionne khi ông này phát biểu đầy khiêu khích: “Liệu có ai quan tâm đến F1 khi không có Ferrari!?” Đây như một lời đe dọa thực sự từ Ferrari, họ có thể rời khỏi F1 nếu như bị ép buộc quá đáng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN