Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
0
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
1
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
1
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
0
Talia Gibson
0

Từ Wawrinka tới Vinci: Tennis 2015 không “chết”

Trong một năm 2015 mà Novak Djokovic và Serena Williams thâu tóm hầu hết những danh hiệu cao quý thì ATP và WTA vẫn còn đó những bất ngờ đầy thú vị.

Sự ngạc nhiên từ chính Djokovic

Nhiều người hâm mộ không thấy ngạc nhiên khi Djokovic giành 3/4 Grand Slam trong năm 2015, ATP Finals và hàng loạt Masters 1000, tạo nên một trong những mùa giải vĩ đại nhất lịch sử.

Tay vợt số 1 thế giới “nghiền nát” các đối thủ ở những giải đấu lớn và khả năng hồi phục nhanh chóng chính là sự khác biệt. Djokovic vượt quá sự tưởng tượng của giới chuyên môn và người xem.

Điển hình là ở Australian Open, Nole đã trải qua trận bán kết và chung kết với nguồn năng lượng không thể dồi dào hơn cùng bản lĩnh thép để tiến tới ngôi vô địch. Ở Roland Garros, dù thất bại ở chung kết trước Wawrinka nhưng trước đó, Djokovic vẫn đánh một trận cam go với Murray.

Từ Wawrinka tới Vinci: Tennis 2015 không “chết” - 1

Vua Djokovic của làng tennis

Thất bại tại Roland Garros không làm ảnh hưởng tới tinh thần Djokovic. Anh đụng độ Federer, người rất khát Grand Slam, trong 2 trận chung kết Wimbledon và US Open với chiến thắng thuyết phục.

Video Djokovic khép lại năm 2015 bằng chức vô địch ATP Finals khi hạ Federer ở chung kết:

Tay vợt nam trẻ gây thất vọng

Năm 2014 chứng kiến sự khó khăn lớn của nhóm “Big Four”, Novak Djokovic, Roger Federer, Rafael Nadal, và Andy Murray bởi sự thăng tiến mạnh mẽ của nhiều tay vợt trẻ. Rất nhiều trong số họ được dự đoán sẽ lấy bệ phóng ấy để bùng cháy ở năm 2015, thế nhưng điều ngược lại xảy ra.

2015 là năm "số 0" đối với Grigor Dimitrov. Không danh hiệu. Thậm chí không vào tới một trận chung kết nào. Và không cả hạnh phúc khi mối tình từng làm hao tổn nhiều giấy mực của báo giới với Maria Sharapova đổ vỡ.

Kei Nishikori được kì vọng có thể tranh chấp Grand Slam nhưng lại gây thất vọng. Ernests Gulbis từng đứng thứ 13 thế giới cuối năm 2014 nhưng giờ, anh ngụp lặn tận hạng 81 thế giới. Milos Raonic cũng chẳng nên làm trò trống gì ở giải lớn. Marin Cilic sau vinh quang US Open 2014 thì mất hút. Những tay vợt trẻ hơn nữa như Nick Kyrgios, Borna Coric… đúng là mới ở dạng tiềm năng.

Kiều nữ Bouchard “rơi tự do”

Bouchard được ví như một Sharapova thứ 2. Nhưng cô văng rất mạnh, từ vị trí thứ 5 thế giới tháng 10/2014 xuống 48 hiện tại. Thành tích tốt nhất của cô ở Grand Slam là vào tới vòng 4 US Open còn lại đều loại sớm. Một năm trước, Bouchard từng lọt vào bán kết của 3 giải Grand Slam liên tiếp trong đó có chung kết Wimbledon.

Từ Wawrinka tới Vinci: Tennis 2015 không “chết” - 2

Bouchard rơi không thấy đáy

Chức vô địch Roland Garros của Wawrinka

Trong một năm Vua đất nện Nadal sa sút, Wawrinka chứ không phải Djokovic hay Federer, Murray mới là người tranh thủ nâng cao danh hiệu Roland Garros. Anh đi theo hành trình ấn tượng, khi băng băng ở vòng ngoài, đánh bại Federer ở tứ kết, Tsonga ở bán kết, rồi ngược dòng hạ độc cô cầu bại Djokovic ở chung kết với tỷ số 3-1.

Năm “ác mộng” của Nadal

Trong năm 2015, Nadal liên tiếp nhận những thất bại ê chề ở 4 giải Grand Slam - nơi anh từng “làm mưa làm gió” và đoạt đến 14 danh hiệu, cũng như hàng loạt Masters. Anh chỉ thắng 3 danh hiệu đánh đơn nhỏ (Argentina mở rộng, Hamburg mở rộng và Stuttgart mở rộng). Chấn thương dai dẳng là một trong những lý do hàng đầu khiến “bò tót” không đủ sức cạnh tranh đỉnh cao.

Flavia Pennetta vô địch US Open

Chỉ là hạt giống số 26, chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện Pennetta tiến thật sâu tại giải chứ đừng nói tới cơ hội vô địch. Nhưng bất ngờ nối tiếp bất ngờ, cô từng bước hạ Petra Kvitová, Simona Halep trước khi khuất phục đồng hương Roberta Vinci để đăng quang trong sự ngỡ ngàng của người hâm mộ.

ĐT Vương quốc Anh vô địch Davis Cup

Không đồng đều lực lượng như Tây Ban Nha, Serbia, Thụy Sỹ hay CH Séc nhưng ĐT Vương quốc Anh với “thủ lĩnh” Andy Murray đã băng băng tiến bước. Họ thắng Mỹ, Pháp, Úc trước khi đánh bại ĐT Bỉ để vô địch Davis Cup sau 79 năm.

Từ Wawrinka tới Vinci: Tennis 2015 không “chết” - 3

Murray góp công lớn giúp ĐT Vương quốc Anh làm nên kì tích tại Davis Cup 2015

Chiến thắng của Vinci trước Serena

Trước khi gặp Serena William ở bán kết US Open, Roberta Vinci không dám mơ mộng. Thậm chí, Vinci đã nhờ người quản lí đặt vé máy bay về nước từ trước cả khi trận đấu diễn ra. Nhưng rồi bất ngờ đã xảy ra. Sau thất bại chóng vánh 2-6 ở set 1, Vinci với tinh thần quả cảm vùng lên mạnh mẽ, để rồi thắng luôn 2 set quyết định với cùng tỉ số 6-4.

Trận đấu kết thúc, Vinci không ngăn nổi giọt nước mắt xúc động ngay cả đến khi được phỏng vấn: "Tôi không biết nói gì hơn. Xin lỗi khán giả Mỹ vì đã đánh bại Serena. Đây là khoảnh khắc quan trọng nhất cuộc đời tôi. Các bạn biết đấy, tôi nghĩ mình có thể với tay lên tận bầu trời vậy!”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Quang (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN