Trận đấu nổi bật

madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
3
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
3
Daniil Medvedev
2

Từ cú sốc Sharapova: “Chống doping như một cuộc chiến”

Sự kiện: Maria Sharapova

Đấy là ý kiến của chuyên gia thể thao Nguyễn Hồng Minh khi ông bình luận vụ Sharapova dùng doping làm xôn xao dư luận và chuyện dùng thuốc của VĐV thi đấu đỉnh cao.

Thông tin tay vợt xinh đẹp Maria Sharapova dùng doping làm xôn xao dư luận. Nếu không chứng minh được việc dùng Meldonium là vì lý do y tế, Maria Sharapova có thể bị cấm thi đấu lên đến 4 năm. Ở Việt Nam, cũng từng có nhiều VĐV nổi tiếng bị cấm thi đấu vì dùng chất cấm.

Từ cú sốc Sharapova: “Chống doping như một cuộc chiến” - 1

Câu chuyện của Sharapova đang gây xôn xao

Dù vô tình hay cố ý, theo ông Nguyễn Hồng Minh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Việt Nam, tay vợt nữ từng xếp số 1 thế giới cũng đều rất đáng trách và đáng thương. Trong cuộc trao đổi với chúng tôi, ông Minh đã chia sẻ nhiều câu chuyện liên quan đến việc sử dụng thuốc của VĐV thành tích cao.

* Là người làm công tác quản lý thể thao Việt Nam trong nhiều năm, từng xử lý nhiều trường hợp liên quan đến doping, ông nhìn nhận vụ việc của tay vợt Maria Sharapova như thế nào?

Qua báo chí, tôi được biết Maria Sharapova đã tổ chức họp báo ở Los Angeles, thông báo cô thất bại trong cuộc kiểm tra doping - dương tính với một loại chất cấm trong thể thao (được đưa vào danh sách từ 2016) có tên là "Meldonium".

Đây là loại thuốc giúp phục hồi chức năng và cải thiện hiệu suất cho VĐV. Theo lý giải của tay vợt đã giành trọn bộ 5 danh hiệu Grand Slam thì cô không hề hay biết "meldonium" đã được đưa vào danh sách các chất cấm mới đây và cô đã dùng nó suốt 10 năm nay vì lý do sức khoẻ.

Việc các VĐV sử dụng chất cấm một cách vô tình là rất bình thường, nên lời giải thích của Maria Sharapova cũng có cơ sở. Maria Sharapova đã dùng chất Meldonium 7-8 năm nay và cô không biết chất đó vừa bị đưa vào danh mục cấm.

* Vậy đây có thể xem là lỗi thiếu hiểu biết của Maria Sharapova, hay hậu trường về sử dụng thuốc của các VĐV tên tuổi sẽ còn nhiều “bí mật”?

Tôi cho rằng lỗi của nhiều người và VĐV phải chịu hậu quả lớn nhất. Lỗi này cũng thuộc người quản lý, hay người đại diện của Maria Sharapova. Việc cập nhật thông tin liên quan đến các chất cấm luôn phải được các HLV, nhà quản lý làm thường xuyên và chặt chẽ.

* Từ trường hợp của Maria Sharapova liên tưởng tới những trường hợp dính doping của thể thao Việt Nam, đáng chú ý nhất là VĐV Đỗ Ngân Thương (Thể dục dụng cụ) và Hoàng Anh Tuấn (cử tạ), theo ông những vụ việc đó có giống nhau về bản chất không?

Tôi cho rằng mỗi VĐV đều có những cách dính doping khác nhau. Chẳng hạn như trường hợp của VĐV Đỗ Ngân Thương đã dùng thuốc lợi tiểu để giảm cân. Thuốc lợi tiểu có nhiều loại và dùng như nào không phải ai cũng biết.

Trong thể thao một số môn, đặc biệt là TDDC, thuốc giảm trọng lượng cơ thể đặc biệt tạo thuận lợi giúp các VĐV tập luyện, đó là có sự khéo léo và sức mạnh để thực hiện các động tác phức tạp.

Từ cú sốc Sharapova: “Chống doping như một cuộc chiến” - 2

Ông Nguyễn Hồng Minh đánh giá về vấn nạn doping

Việc Ngân Thương dùng thuốc như thế nào và hậu quả ra sao thì chúng ta đã biết rồi và phải tôn trọng kết luận của Liên đoàn TDDC thế giới. Trường hợp này, cá nhân tôi đánh giá Ngân Thương đã tự dùng thuốc một cách thiếu ý thức và hiểu biết.

Còn trường hợp của VĐV Hoàng Anh Tuấn là một sự đáng tiếc. Hồi đó, Tuấn được cử đi tập huấn tại Bulgaria, khi đội tuyển cử tạ Bulgaria bị phát hiện sử dụng chất cấm, thì đương nhiên Tuấn cũng nằm trong số đó vì ăn tập nhiều ngày cùng đội.

* Từ những trường hợp trên, có thể thấy các VĐV dù ở trình độ, đẳng cấp cao đến đâu vẫn có thể dính doping. Theo ông, chúng ta phải làm gì để không xảy ra những vụ việc đáng tiếc như vậy, nhất là với các VĐV Việt Nam thi đấu quốc tế?

Tôi cho rằng không chỉ các VĐV, mà HLV, nhà quản lý phải biết về doping, biết càng nhiều càng tốt. Khi đã dính chất cấm, chúng ta khó có thể lý giải được điều gì.

Cá nhân tôi từng có một kỷ niệm tại ASIAD Doha Qatar năm 2006. Khi đó, HLV đội tuyển thể hình Việt Nam thông báo trong hành lý một VĐV thể hình có chất cấm. Với vai trò là trưởng đoàn khi đó, tôi ngay lập tức cấm VĐV được nhập cảnh. Vì thế mà chúng ta không có VĐV thể hình nào bị phát hiện sử dụng doping tại đại hội.

* Quan điểm của ông về câu chuyện doping như thế nào, bởi dù có quản lý chặt tới đâu, thì doping vẫn là một vấn nạn?

Đúng vậy. Tôi còn nhớ năm 1980, một quan chức cấp cao của Ủy ban Olympic thế giới từng tuyên bố trong 20 năm nữa doping sẽ là một vấn nạn. Thực tế đến giờ doping vẫn khiến nhiều quốc gia phải đau đầu. Vì thế mà luật chống doping ngày càng nghiêm ngặt và xử rất nặng với những ai mắc phải.

Tôi nhấn mạnh rằng việc chống doping là một cuộc chiến giữa nền y học và các VĐV thể thao và đó là một cuộc đấu tranh có chủ định.

* Xin cảm ơn ông!

Vận động viên, chuyên gia y tế thể thao ở Việt Nam nhận định về “cú sốc” của Sharapova như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài tiếp theo “Bóng ma doping với thể thao Việt Nam” vào 14h thứ Sáu 11/3.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.Q ([Tên nguồn])
Maria Sharapova Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN