Trực tiếp SEA Games đoàn Việt Nam ngày 11/5: Thanh Tự lấy HCV bi-a, cả đoàn thêm 8 "vàng"
(Tin thể thao, tin SEA Games) VĐV Nguyễn Trần Thanh Tự giành HCV nội dung Caroom 3 băng của môn Billard.
Danh sách HCV của đoàn TTVN ngày 11/5 1. Dương Thúy Vi (Wushu, kiếm thuật - thương thuật) 2. Triệu Thị Phương Thủy (Kun Khmer, hạng cân 51kg nữ) 3. Nguyễn Thị Huyền (Điền kinh, 400m rào nữ) 4. Bùi Yến Ly (Kun Khmer, 57kg nữ) 5. Nguyễn Thị Thu Hà (Điền kinh, 800m nữ) 6. Nguyễn Linh Na (Điền kinh, 7 môn phối hợp, 800m nữ) 7. Nguyễn Huy Hoàng (Bơi, 400m tự do nam) 8. Nguyễn Trần Thanh Tự (Billard, Caroom 3 băng) |
Diễn biến chính
Tổng kết, ĐTTVN giành thêm được 8 HCV trong ngày thi đấu 11/5 ở các nội dung điền kinh, Kun Khmer, bơi lội và Wushu.
ĐT bóng chuyền nữ dễ dàng đánh bại chủ nhà Campuchia sau chưa đầy 1 tiếng thi đấu với tỉ số 3-0 trong trận đấu cuối ở vòng bảng.
Nguyễn Trần Thanh Tự xuất sắc giành chiến thắng trước người đồng hương Nguyễn Đức Anh Chiến để giành tấm HCV nội dung Caroom 3 băng.
Hồ Nguyễn Duy Khoa ginàh HCĐ 200 bơi bướm Nam khi kém hơn 1,5 giây so với VĐV về nhất người Thái Lan. Huy Hoàng thi đấu không thành công ở nội dung này.
Huy Hoàng vừa xuất sắc giành HCV nội dung 400m tự do nam. Kình ngư này có 10 phút để nghỉ ngơi để bước vào thi nội dung 200 bơi bướm nam.
Ở nội dung 800m tự do nữ, VĐV Võ Thị Mỹ Tiên đã rất nỗ lực để về thứ ba với thành tích 8 phút 56 giây 07. Trong khi đó, 2 VĐV của Singapore về nhất và nhì.
Ở nội dung 50m ếch nam của môn bơi, VĐV Phạm Thanh Bảo của đoàn Việt Nam về thứ 5, sau 28 giây 39. VĐV Felix Viktor Iberle của Indonesia giành HCV và phá kỷ lục SEA Games với thành tích 27 giây 70. Như vậy kình ngư Thanh Bảo khép lại SEA Games 32 với 2 HCV, 2 kỷ lục ở nội dung 100 m ếch, 200 m ếch.
Ở nội dung 50m bướm nữ của môn bơi, 2 VĐV của đoàn Việt Nam tham dự vòng chung kết là Phạm Thị Vân và Nguyễn Thúy Hiền đều không đạt thành tích cao. Phạm Thị Vân về thứ 6 với thành tích 27 giây 69. Thúy Hiền xếp ngay sau với thành tích 28 giây 24. Ở nội dung này, VĐV của Thái Lan là Jenjira Srisa-ard về nhất với thành tích 26 giây 65.
Nguyễn Thanh Tùng chỉ giành HCB hạng cân 75 kg nam sau khi thua ngược 1-2 trước võ sĩ chủ nhà Campuchia trong trận chung kết. Như vậy, kết thúc môn Kun Khmer, đội Việt Nam giành 5 HCV, 7 HCB và 5 HCĐ.
VĐV Nguyễn Linh Na đã xuất sắc giành HCV điền kinh nội dung 7 môn phối hợp ở nội dung 800m nữ.
Ở nội dung 800m nam của môn điền kinh, Lương Đức Phước đã không thể bứt tốc thành công và chỉ về nhì. Anh để thua VĐV của chủ nhà Campuchia. Thành tích của Đức Phước là 1 phút 53 giây 34. Một VĐV khác của đoàn Việt Nam là Giang Văn Dũng cũng thi ở nội dung này nhưng chỉ về thứ 6 với thành tích 1 phút 54 giây 98.
Nguyễn Thị Thu Hà xuất sắc giành HCV môn điền kinh ở nội dung 800m nữ với pha bứt tốc tuyệt vời ở vòng cuối. Trong khi đó, Bùi Thị Ngân cũng gặt HCB. Thành tích của Thu Hà là 2 phút 08 giây 55. Trong khi đó, thành tích của Bùi Thị Ngân là 2 phút 08 giây 96.
VĐV Bùi Yến Ly đoạt HCV môn Kun Khmer ở nội dung 57kg nữ. VĐV của đoàn Việt Nam thắng Sreyphin Toun (đoàn Campuchia) với điểm số thuyết phục 10-8, 10-9, 10-9.
Niềm hy vọng vàng của môn điền kinh Quách Công Lịch chỉ về thứ 6/8 ở nội dung 400m rào nam.
Nguyễn Thị Huyền xuất sắc giành HCV điền kinh nội dung 400m rào nữ.
Môn Kun Khmer hạng cân 54kg của nữ, VĐV Nguyễn Thị Chiều đã để thua trước Chanvoty Touch của đoàn Campuchia bằng tính điểm. Như vậy, Nguyễn Thị Chiều chỉ giành HCB. Ở hiệp đầu, Nguyễn Thị Chiều thắng tính điểm 10-9, nhưng để cho đối thủ ngược dòng thắng 10-9 ở 2 hiệp còn lại.
Savanna Lý Nguyễn vào bán kết đơn nữ sau chiến thắng trước Sue Yan Tan (Singapore). Đối thủ của Savanna Lý Nguyễn ở bán kết là tay vợt Thái Lan Lanlana Tararudee. Ở đơn nam, đương kim á quân Trịnh Linh Giang thua 0-2, dừng bước ở tứ kết trước Fitriadi (Indonesia). Đôi nam Nguyễn Đắc Tiến/Nguyễn Văn Phương vào bán kết khi thắng 2-1 trước đôi Yuttana/Palaphoom (Thái Lan).
Ở nội dung đồng đội nam ĐT cầu mây Việt Nam đã đánh bại Lào với tỷ số 2-1.
Chiến thắng của Triệu Thị Phương Thủy ở chung kết nội dung 51kg nữ
Võ sỹ Triệu Thị Phương Thủy đã mở đầu cho chuỗi 5 trận chung kết đối kháng Kun Khmer của Việt Nam trong chiều 11/5 với chiến thắng trước Soeng Moeuy để giành HCV ở hạng cân 51kg nữ.
Khán giả Campuchia đổ xô đi xem Kun Khmer
Rất đông khán giả Campuchia đã đổ đến nhà thi đấu để chuẩn bị theo dõi các trận đấu của môn Kun Khmer. Hiện tại ban tổ chức đã phải đóng cửa không cho thêm người vào nữa.
Sẽ có 9 trận chung kết đối kháng Kun Khmer diễn ra vào chiều nay. Tất cả 9 trận đều có võ sỹ Campuchia góp mặt và 5 trận sẽ có VĐV Việt Nam thi đấu ở các hạng cân 71kg nam, 75kg nam, 51kg nữ, 54kg nữ và 57kg nữ.
Phương Giang nhận HCĐ nội dung đao thuật
Thúy Vi nhận HCV nội dung kiếm thuật - thương thuật
Ở nội dung đường trường tính điểm, Nguyễn Thị Thật đã chỉ giành được tấm HCB sau khi để thua VĐV của Thái Lan Maneehan Jutatip trong tích tắc ở pha nước rút cuối cùng.
Nguyễn Trần Thanh Tự và Nguyễn Đức Anh Chiến đã lọt vào trận Chung kết nội bộ Carom 3 băng nam nên chắc chắn đoàn TTVN sẽ có một HCV ở nội dung này, trận chung kết sẽ diễn ra vào lúc 18h hôm nay. Thanh Tự chiến thắng trước Woo Donghoon (Campuchia) trong khi Anh Chiến thắng Dela Cruz (Philippines) ở trận bán kết còn lại.
Thanh Tự (trái) và Anh Chiến, một trong hai người sẽ mang về HCV tối nay
ĐT nữ Việt Nam đã giành chiến thắng lớn 75-72 trước Thái Lan trong thế bị dẫn điểm sau 2 hiệp đầu. Một màn ngược dòng xuất sắc trong hiệp 3 đã giúp chúng ta bứt lên, nhưng các cô gái Việt Nam đã phải chống trả một màn ngược dòng của chính Thái Lan trong hiệp 4 quyết định.
Dẫn 52-48 sau hiệp 3, ĐT nữ Việt Nam gia tăng cách biệt lên 55-48 nhưng sau đó Thái Lan không những xóa bỏ được cách biệt 7 điểm mà còn bứt lên 62-58. Một màn "đấu súng" rất gay cấn xảy ra và sau khi hai bên hòa nhau 66-66, bước ngoặt đến khi ĐT Việt Nam leo lên dẫn 71-66 và ngăn ngừa được đối thủ san hòa mặc dù Thái Lan ở 2 phút cuối cùng đã rút ngắn 72-73.
Point guard Trương Thảo My là đầu tàu của tuyển Việt Nam khi cô gái sinh ra ở Houston, Texas này ghi 26 điểm và 6 kiến tạo, cô trúng 12/16 cú ném phạt và 6/10 cú ném 3 điểm. Tuyển thủ người TP.HCM Nguyễn Thị Tiểu Duy góp 13 điểm, trong khi em gái của Thảo My là Trương Thảo Vy có 8 điểm, 6 rebound và 6 kiến tạo mặc dù cô mắc tận 9 turnover (mất quyền kiểm soát bóng). Bùi Thu Hằng và Mailee "Mai Ly" Jones có trận đấu không tốt về mặt ném rổ (Jones ném 1/8) nhưng mỗi người góp 6 rebound và có công lớn trong việc giúp Việt Nam áp đảo Thái Lan về rebound trong hiệp 3.
Thảo My có một trận đấu khó khăn với nhiều lần mất bóng
Trong khi đó cô chị Thảo My đóng vai trò then chốt trong thắng lợi
Mailee Jones ném rổ không tốt nhưng giúp ĐT Việt Nam kiểm soát bảng rổ
Một màn ngược dòng xuất sắc đang ở trong tay các nữ tuyển thủ bóng rổ Việt Nam. Sau khi đã bị dẫn 26-35 sau 2 hiệp đầu, họ vùng lên mạnh mẽ ở hiệp 3 để dẫn 52-48 sau khi kết thúc hiệp này. Trong hiệp 3 các nữ cầu thủ Việt Nam ném trúng 50% trong khi Thái Lan chỉ 31,6%.
Điểm nhấn là màn ghi điểm xuất sắc của point guard Trương Thảo My (số 11) khi cô ghi 9 điểm, trong khi Nguyễn Thị Tiểu Duy sau khởi đầu chật vật đã có 13 điểm ở cuối hiệp 3. Các cô gái Việt Nam mạnh dạn đột phá lên rổ liên tục và đã lên vạch ném phạt tới 9 lần trong hiệp 3 (trúng 8 cú ném) trong khi Thái Lan không được lần nào. Và sững sờ nhất là khâu rebound: Từ chỗ bị áp đảo 20-27 về tỷ số rebound trong 2 hiệp đầu, Việt Nam dẫn ngược 16-5 chỉ trong hiệp 3 trong đó có tới 4 lần rebound ở bên rổ Thái Lan.
Phần thi kiếm thuật của Dương Thúy Vi
Dương Thúy Vi đã giành HCV ở chung kết nội dung kiếm thuật & thương thuật trong ngày sinh nhật tuổi 30 của cô. Cô lần lượt giành 9606 điểm ở bài thi kiếm thuật và 9623 ở bài thi thương thuật.
Cùng thi đấu ở nội dung này còn có VĐV Nguyễn Thị Hiền và cô chỉ về hạng tư.
Quách Công Lịch về nhất vòng loại 400m rào nam với thành tích 53 giây 38.
Phương Giang đã giành số điểm 9,463 và xếp thứ 3 ở chung kết nội dung đao thuật.
Phần thi của Phương Giang môn Wushu nội dung Đao thuật
ĐT bóng rổ nữ Việt Nam đang bị dẫn 26-35 trước Thái Lan sau 2 hiệp đầu tiên. Trong nửa đầu trận đấu hai bên ném khá kém nhưng Thái Lan ít nhất trúng nhiều hơn Việt Nam (31,6% so với 25%) và đã thành công 8/23 cú ném 3 điểm (trong khi Việt Nam trúng 4/18).
Đáng chú ý là tuyển Thái Lan kiểm soát bảng rổ một cách gần như áp đảo với 27 rebound (Việt Nam chỉ 20), trong đó tới 11 rebound là ở bên rổ của Việt Nam. Hai cầu thủ Sriharaksa Yada và Udomsuk Rattiyakon đang là những cầu thủ ghi điểm chủ lực của Thái Lan khi đã góp tổng cộng 17 điểm, trong khi Trương Thảo My dẫn đầu tuyển Việt Nam với 7 điểm.
Nhiều nội dung của môn Wushu bắt đầu thi đấu chung kết hôm nay. Những gương mặt kỳ vọng HCV của chúng ta bao gồm Hoàng Thị Phương Giang, Vũ Văn Tuấn, Dương Thúy Vi, Nguyễn Thị Hiền.
Hoàng Thị Phương Giang thi đấu ở chung kết nội dung Đao thuật và Côn thuật
Ở nội dung 400m tự do nam, cả Nguyễn Huy Hoàng và Đỗ Ngọc Vinh đều đã về ở hai vị trí dẫn đầu ở lượt bơi đầu tiên.
Nguyễn Huy Hoàng sau đó cán đích ở vị trí thứ 2 của lượt bơi số 1 vòng loại nội dung 200m bơi bướm nam với thời gian 2 phút 05 giây 38. Hồ Nguyễn Duy Khoa với 2 phút 05 giây 39 về thứ 3.
Kình ngư Phạm Thanh Bảo đã về nhất vòng loại ở nội dung 50m bơi ếch với thành tích 28 giây 54, trong khi Lê Trọng Phúc chỉ xếp thứ 6.
Ở nội dung vòng loại 50m bướm nữ, Nguyễn Thúy Hiền và Phạm Thị Vân xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 5 ở lượt đua thứ 2 với thành tích lần lượt là 28 giây 00 và 28 giây 41.
Đội tuyển Việt Nam cần giành thêm nhiều HCV để giữ ngôi đầu SEA Games
Đoàn TTVN mang về 11 HCV trong ngày thi đấu 10/5, kết quả tuyệt vời này giúp chúng ta lần đầu tiên vươn lên chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng thành tích SEA Games 32. Ở thời điểm hiện tại khi những nội dung sở trường đã thi được nhiều, đoàn Campuchia sẽ không còn là đối thủ quá đáng gờm trong cuộc đua trên bảng xếp hạng, đối thủ chính của chúng ta sẽ là đoàn Thái Lan.
Nguyễn Thị Huyền (thứ 2 từ trái sang) quyết tâm giành HCV 400m rào nữ
Vươn lên ngôi đầu đã khó nhưng để giữ được lại là nhiệm vụ còn khó hơn. Nhìn vào lịch thi thi đấu 11/5 thấy rằng đoàn TTVN có thêm cơ hội gia tăng thành tích. Có rất nhiều ngôi sao dạn dày kinh nghiệm của đoàn Việt Nam thi đấu chung kết và phần lớn đều có khả năng sẽ giật được vàng.
Điền kinh, VĐV điển trai Quách Công Lịch sẽ thi đấu nội dung 400m rào nam. Công Lịch năm ngoái giành HCB nội dung này với thời gian 50 giây 82, kém 1 chút so với Eric Cray (Philippines) đạt thông số 50 giây 41. Công Lịch đã có HCV ở nội dung chạy tiếp sức hỗn hợp 4x400m, hy vọng đó sẽ là điểm tựa để Lịch gây bất ngờ ở chung kết cự ly chạy 400m rào diễn ra vào 16h20.
Niềm hy vọng vàng điền kinh có thể đặt lên vai Nguyễn Thị Huyền. Chân chạy người Nam Định không thể bảo vệ tấm HCV nội dung chạy 400m vào ngày 9/5 nên chắc chắn thi đấu hết sức nội dung chạy 400m rào. SEA Games 31, Huyền giành HCB nội dung 400m rào với thành tích 56 giây 41 chỉ thua Quách Thị Lan (56 giây 33). Năm nay Lan không thể tham dự do dính doping, cơ hội giành HCV thuộc về chân chạy 29 tuổi.
Chuyển sang môn bơi, chúng ta chờ đợi 2 HCV từ Nguyễn Huy Hoàng. "Rái cá" Quảng Bình sẽ tham dự, bảo vệ 2 HCV nội dung 400m tự do và 200m bơi bướm.
Với wushu, Dương Thúy Vi, Nguyễn Thị Hiền và Hoàng Thị Phương Giang là những cá nhân mang tới niềm hy vọng vàng cho TTVN.
Chuyển qua đấu kiếm, ngôi sao Nguyễn Thành An sẽ cạnh tranh HCV nội dung kiếm chém cá nhân. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể hy vọng vào 5 trận chung kết Kun Khmer, nơi Bùi Yến Lý là ngôi sao hứa hẹn đua HCV.
Việt Nam dẫn đầu bảng xếp hạng huy chương ngày 10/5
Lịch thi đấu đoàn TTVN tại SEA Games 32 ngày 11/5
(Tin thể thao, tin SEA Games) Sau 3 kỳ tham dự SEA Games, cô gái quê Vĩnh Long đã hưởng trọn niềm vui vỡ òa tại Campuchia.
Nguồn: [Link nguồn]