Trực tiếp bóng chuyền ĐT nữ Việt Nam - Nhật Bản: Chênh lệch thể lực (ASIAD) (Kết thúc)
(ĐT nữ Việt Nam - Nhật Bản, bán kết bóng chuyền nữ ASIAD 19) Các nữ cầu thủ Việt Nam xuống sức rõ rệt và thua chung cuộc sau 4 set đấu.
ĐT nữ Việt Nam trong trang phục màu xanh đậm trong khi ĐT nữ Nhật Bản mặc áo trắng.
ĐT Việt Nam dẫn trước 2-1 nhưng Nhật Bản vươt lên dẫn 4-2. Một cú đập của Kiều Trinh rút ngắn 3-4.
Nhật Bản đang chơi tốt tận dụng một số pha đánh bóng nhân lúc hàng chắn Việt Nam chưa cố định. Tú Linh rút ngắn 6-8 sau một cú đánh lỏng tay bỏ nhỏ khôn ngoan.
Những cú đập tốt của Tú Linh và Kiều Trinh xuống cuối sân giúp ĐT Việt Nam ghi liền 4 điểm để dẫn 10-9, trước khi Nhật Bản ghi liền 2 điểm dẫn lại 11-10.
Hai bên đang rượt đuổi 13-đều trước khi Nhật Bản ghi 2 điểm nhờ một cú đánh thẳng vào giữa sân lẫn một cú đỡ bước 1 hỏng của Kim Thoa.
Hàng chắn Việt Nam mà đặc biệt là Hoàng Thị Xuân đang đối phó tốt với các tay đập Nhật Bản. Thanh Thúy và Bích Thủy sau đó đưa Việt Namg gỡ hòa 17-17 trước khi Nhật Bản tự mắc lỗi đánh bóng 4 chuyền.
Nhật Bản có một chuỗi lên điểm 3-2 sau khi phía Việt Nam hội ý để dẫn trước 22-20.
Bích Thủy bỏ nhỏ rất khôn ngoan gỡ hòa 22-22 cho Việt Nam. Hai bên giằng co nhau 4 điểm kế tiếp, trong đó có một cú master block của Bích Thủy để gỡ hòa 24-24. Nhưng sau khi Nhật Bản thắng trong một pha đánh cuối sân, họ ngăn được một cú đập của Thanh Thúy trước khi đánh qua hàng chắn Việt Nam để ghi điểm quyết định 26-24.
Thanh Thúy có một cú ace rất lợi hại để Việt Nam dẫn 2-0. Nhật Bản sau đó rút ngắn 3-4 sau một cú đập dọc biên.
Kiều Trinh có 2 cú kết thúc chính xác giúp Việt Nam dẫn 6-3 khiến Nhật Bản lập tức gọi hội ý. Họ lập tức ghi liền 4 điểm, trong đó có cú master block của Iwasaki ở điểm thứ 4, để vượt lên trước khi Lâm Oanh gỡ hòa 7-7 với pha chớp cơ hội trên lưới khôn khéo.
Tanaka tới 2 lần đánh bóng mạnh vào vị trí của Kiều Trinh ở sát đường biên giúp Nhật Bản vượt lên 11-8. Việt Nam gọi hội ý và ngay sau đó rút ngắn 10-11 nhờ một pha đánh bóng do dự của Tanaka lẫn một cú đập của Kiều Trinh.
Một thế trận thực sự khá ngang ngửa giữa hai bên, giằng co 7 điểm tiếp theo và hòa 14-14.
Độ chính xác của các cú đập bên phía Nhật Bản tăng đáng kể so với set 1, họ lên 4 điểm liên tiếp để dẫn 18-14. Việt Nam hội ý và sau đó rút ngắn 16-19.
Bích Thủy có 2 lần đánh chắn ăn điểm để rút ngắn tỷ số, nhưng phía Nhật Bản vẫn lên điểm để dẫn 23-19.
Bích Thủy và Nguyễn Thị Trinh rất nỗ lực rút ngắn 21-24 nhưng Nhật Bản có được điểm quyết định sau khi phía Việt Nam bị thổi phạt.
Tiếp tục là sự ngang cơ thế trận như đầu 2 set trước, lần này Việt Nam dẫn 3-2 trước khi Nhật Bản có chuỗi lên 2 điểm.
Tú Linh và Thanh Thúy có 2 pha phối hợp tốt để đưa Việt Nam dẫn 8-6.
Kiều Trinh đang có những pha bó vào giữa đánh bóng rất khó khiến hàng sau Nhật Bản không đỡ được. Nhật Bản sau đó phát bóng ra ngoài và Việt Nam dẫn 11-10.
Bích Thủy tận dụng một pha bóng lơ lửng trên lưới để đưa Việt Nam dẫn 12-10, nhưng Nhật Bản thủ rất hay 2 điểm sau đó để gỡ hòa, trong đó có một pha lao từ cuối sân lên đánh bóng của Shimamura. Hai bên tiếp tục giằng co 14-14.
Nhật Bản vẫn đang duy trì lên điểm dù Bích Thủy và Kiều Trinh gây rất nhiều khó khăn cho họ. Một cú đánh chạm chắn trong sân giúp Nhật Bản dẫn 18-17.
Kiều Trinh chắn bóng rất tốt để gỡ hòa 19-19, nhưng Nhật Bản có một cú đánh chạm chắn và một cú bỏ nhỏ nhịp 2 để dẫn 21-19. Việt Nam hội ý và sau đó gỡ hòa 21-21 nhờ cú master block của Tú Linh.
Kiều Trinh đánh chéo sân rất mạnh để gỡ hòa 22-22, và ở điểm tiếp theo Khánh Đan cứu bóng tốt trước khi Bích Thủy tận dụng pha bóng lơ lửng trên lưới để đập mạnh xuống giúp Việt Nam dẫn 23-22. Nhật Bản đập ra ngoài ở điểm tiếp theo và khiếu nại không thành, nhưng họ rút ngắn được 23-24. Dù vậy ở điểm kế tiếp Thanh Thúy tung cú đánh như trời giáng về cuối sân để ấn định 25-23!
Sau 7 điểm đầu tiên hai bên vẫn giằng co nhau như 3 set đầu, Nhật tạm dẫn 4-3.
Nhật Bản đang cố gắng nhắm vào chính giữa cuối sân trong các cú đánh của mình. Nhật tạm dẫn 8-6.
Phòng thủ hàng sau mắc nhiều lỗi khiến Việt Nam phải hội ý. Nhật Bản vượt lên dẫn 12-8 trước khi Kiều Trinh gỡ lại một điểm với một cú đập chạm chắn ở chính giữa.
Bắt đầu có dấu hiệu mệt sức ở một số vị trí của Việt Nam, trong đó đội trưởng Thanh Thúy đôi lần đỡ bóng không thành ở cuối sân. Nhật Bản tạm dẫn 16-12.
Nhật Bản đã gia tăng cách biệt lên 20-15, các vị trí hàng sau của Việt Nam đuối sức rõ rệt. Điểm thứ 15 của Việt Nam cũng chỉ là nhờ Nhật Bản phát bóng hỏng.
Nhật Bản hoàn toàn làm chủ tình hình, ghi liên tiếp 5 điểm để đoạt set 3 với tỷ số 25-16 và giành chiến thắng chung cuộc.
ĐT bóng chuyền nữ Việt Nam sẽ có trận đấu lớn gặp Nhật Bản tại bán kết ASIAD 19 với hy vọng chiến thắng sẽ đưa các cô gái của chúng ta lần đầu vào chung kết và cơ hội tranh HCV. Đội thắng của trận đấu này sẽ chơi trận chung kết vào 18h30 ngày mai 7/10, trong khi đội thua sẽ gặp đội thua của trận Trung Quốc - Thái Lan để tranh HCĐ vào 13h30 cùng ngày.
Nhật Bản - Việt Nam tái đấu chỉ 1 tháng sau trận tranh hạng Ba giải vô địch châu Á
Thành tích vào bán kết của ASIAD 19 chính là thành tích tốt nhất trong lịch sử tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam, trước đó ĐT Việt Nam mới chỉ 2 lần dự vòng chung kết tại ASIAD và lần lượt về thứ 6 rồi thứ 7 tại các kỳ ASIAD năm 2006 & 2018. Trong khi đó tuyển Nhật Bản đang tìm đường trở lại tranh HCV, họ đã liên tục lỗi hẹn với chức vô địch kể từ sau kỳ ASIAD năm 1978 với 3 lần đoạt HCB, 4 lần đoạt HCĐ và thậm chí không có huy chương ở 3 kỳ ASIAD gần nhất.
Đây sẽ là trận tái đấu của 1 tháng trước khi Nhật Bản đụng độ Việt Nam ở trận tranh hạng Ba giải vô địch châu Á. Nhật Bản đã thắng 21-25, 25-14, 25-22, 20-25, 15-11 để giành HCĐ khiến ĐT Việt Nam lỡ tấm vé dự giải vô địch thế giới.
Sức mạnh của Nhật Bản
Đội hình Nhật Bản không có ưu thế thể hình, với cầu thủ cao nhất là Haruyo Shimamura cao 1m82. Tuy nhiên, họ dùng chiến thuật linh hoạt và khả năng phòng ngự bền bỉ, bước một và chuyền hai tốt. Trong trận thắng Thái Lan, Nhật Bản lại có số lần chắn bóng trên lưới ít hơn Thái Lan nhưng bù lại họ đỡ bóng tốt hơn nhiều sau khi các tay đập Thái Lan đánh bóng qua chắn.
Theo đánh giá của báo chí quốc tế, sức mạnh của tuyển Nhật Bản không nằm ở chiều cao, sải tay hay sức mạnh mà nằm ở sự phối hợp các cơ, tức phối hợp của nhiều bộ phận cơ thể theo yêu cầu để hoàn thành các hành động. Các tuyển thủ Nhật Bản đều có sự dẻo dai để xử lý tình huống nhanh và chính xác theo đúng ý đồ, do đó họ không phải dựa quá nhiều vào chiều cao.
(Tin bóng chuyền) ĐT bóng chuyền nữ Việt Nam gặp lại Nhật Bản ở bán kết ASIAD chỉ 1 tháng sau trận đấu ở giải châu Á.
Nguồn: [Link nguồn]