Trận đấu nổi bật

purcell-va-thompson-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
M. Purcell & J. Thompson
0
H. Patten & H. Heliovaara
2
daniil-vs-alex
Nitto ATP Finals
Daniil Medvedev
2
Alex De Minaur
0
granollers-va-zeballos-vs-koolhof-va-mektic
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
1
N. Mektic & W. Koolhof
2
jannik-vs-taylor
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
0
Taylor Fritz
0
arevalo-va-pavic-vs-bopanna-va-ebden
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
-
M. Ebden & R. Bopanna
-
carlos-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Carlos Alcaraz
-
Andrey Rublev
-
bolelli-va-vavassori-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
S. Bolelli & A. Vavassori
-
T. Puetz & K. Krawietz
-
alexander-vs-casper
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
-
Casper Ruud
-

Tiến tới SEA Games 27: Khi sự trung thực bị bào mòn ở cấp quốc gia

Việc chia chác huy chương ngay từ khi chưa diễn ra SEA Games không phải là mới.

Thế nhưng, đây là lần đầu tiên khi SEA Games chưa diễn ra, việc chia chác đã được ông Hoàng Vĩnh Giang – công khai một cách thản nhiên với giới truyền thông đến vậy. Theo đó, để đưa môn Vovinam trở thành nội dung thi đấu SEA Games, Việt Nam phải chia huy chương cho Myanmar 7/18 bộ huy chương, còn lại một ít cho Lào, Singapore và Campuchia.

Việc phân chia huy chương ở SEA Games một lần nữa khiến người ta cảm thấy thất vọng với tư duy lẫn cách làm việc của những quan chức ngành thể thao. Trước đây, đã từng có vài môn thể thao xuất hiện rồi mất tích chỉ để thoả mãn nhu cầu lấy huy chương. Thậm chí ở SEA Games vừa diễn ra tại Indonesia, những người quản lý môn Pencak Silat đã phải kỷ luật trọng tài người Singapore vì “có công” giúp nước chủ nhà đoạt huy chương vàng cho đủ chỉ tiêu, dù võ sĩ của họ chỉ chạy vòng quanh sàn đấu như làm hề.

Tiến tới SEA Games 27: Khi sự trung thực bị bào mòn ở cấp quốc gia - 1 

Nét đẹp và đạo lý của Vovinam đang bị đặt lên bàn cân của sự toan tính phân chia huy chương ở kỳ SEA Games lần này. 

Chúng ta, đoàn thể thao Việt Nam đã từng ấm ức, từng chỉ trích những hành vi khi các đoàn thể thao khác chia huy chương, đoạt huy chương kiểu ấy. Chúng ta, vẫn còn nhớ như in những giọt nước mắt ấm ức của những vận động viên tập luyện ròng rã hàng năm trời, nhưng đành trắng tay vì những toan tính của các quan chức.

Vậy mà giờ đây, còn gì đáng sợ hơn khi chính nơi phải bảo đảm tinh thần thể thao, tinh thần trung thực như uỷ ban Olympic Việt Nam lại thay mặt vận động viên để tính toán số huy chương ở môn thế mạnh của mình, ngay cả khi họ chưa thi đấu rồi phát biểu như điều hiển nhiên phải vậy.

Họ, những người làm thể thao đã lấy lý do, để quảng bá môn võ Vovinam. Thế nhưng, họ quên rằng môn Vovinam được dịch ra nghĩa là Việt Võ Đạo với tinh thần lấy sự trung thực, chính trực làm đầu.

Vậy bất chấp tất cả để đạt được mục đích, những người đang nắm vận mệnh cả một nền thể thao muốn truyền bá tư tưởng “Đạo” ở đây là gì? Gian Đạo hay Vô Đạo? Và ngành thể thao muốn gì khi nhìn thấy sự tung hô, khen thưởng ở những môn, những con người đã được định sẵn để trở thành tấm gương cho thế hệ sau?

Khi mà xã hội đang lên tiếng vì sự bất an, tham nhũng tràn lan. Khi mà hơn bao giờ hết người ta cảm thấy cần phải giáo dục tính trung thực làm nền tảng đạo đức, thì ngành thể thao đang làm ngược lại tất cả với phương châm “có lợi thì làm”.

Thượng bất chính, sự trung thực đang bị bào mòn ở cấp độ quốc gia. Đó phải chăng là điều mà mọi người đang buộc nhìn thấy, trải nghiệm và phải chấp nhận?!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Đạt (SGTT)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN