Trận đấu nổi bật

bopanna-va-ebden-vs-krawietz-va-puetz
Nitto ATP Finals
M. Ebden & R. Bopanna
2
T. Puetz & K. Krawietz
1
alexander-vs-carlos
Nitto ATP Finals
Alexander Zverev
2
Carlos Alcaraz
0
arevalo-va-pavic-vs-bolelli-va-vavassori
Nitto ATP Finals
M. Pavic & M. Arevalo
2
S. Bolelli & A. Vavassori
1
casper-vs-andrey
Nitto ATP Finals
Casper Ruud
-
Andrey Rublev
-

Tiến Minh: Chuyện bây giờ mới kể (Bài cuối)

Giống như các vận động viên hàng đầu của cầu lông thế giới, Tiến Minh phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” để vươn tới đỉnh cao của sự nghiệp. Và nhìn lại đường đi của mình, anh có nhiều bài học cho các VĐV trẻ.

Cầu lông Việt Nam đi ngược xu hướng chung của thế giới

Theo Tiến Minh, hiện nay cầu lông Việt Nam đang đi ngược với xu hướng chung của các nước có nền cầu lông mạnh như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản…, đó là việc không tập trung đội tuyển Quốc gia. Hiện nay, cầu lông Việt Nam đến khi thi đấu quốc tế thì đơn vị chức năng chọn 1, 2 tay vợt được cho là mạnh nhất của các địa phương, rồi lập thành đội tuyển đưa đi. Hoặc có trường hợp, bản thân một số tay vợt trẻ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả và tự bỏ tiền cho con em mình đi thi đấu các giải quốc tế, rồi tự bản thân tay vợt đó cũng như địa phương đánh giá là tay vợt triển vọng của Việt Nam.

VĐV đang là đương kim vô địch nam của cầu lông Việt Nam đã lý giải: “Ít ra, khi muốn là một tay vợt quốc tế, đại diện cho một quốc gia thì anh phải là người số 1 trong quốc gia của anh trước đã. Anh phải thắng hết các tay vợt khác, thi đấu giải VĐQG anh phải vô địch thì lúc đó mới công nhận anh là người giỏi. Nhưng ở cầu lông Việt Nam chúng ta chưa hề có chuyện đó.

Các nước châu Á theo tôi biết,  chứ tôi không nói đến châu Âu, họ tập trung tất cả các tay vợt mạnh của quốc gia vào đội tuyển và tập luyện, thi đấu. Khi đó, tay vợt nào giỏi, xuất sắc là thấy ngay và khi có giải họ sẽ chọn 1, 2 tay vợt xuất sắc đó đi thi đấu. Còn chúng ta, chưa biết trong nước đánh như thế nào nhưng giải quốc tế là thấy một số người có mặt, dù chỉ là giải nhỏ. Đó là hướng đi không đúng, vì khi anh tham gia những giải nhỏ, với những đối thủ thứ hạng thấp chưa kể chuyên môn bị kéo xuống thì đến lúc ra giải lớn, gặp đối thủ mạnh họ “lượm” liền ngay vòng 1”.

Tiến Minh: Chuyện bây giờ mới kể (Bài cuối) - 1

Tập luyện, thi đấu triền miên, Tiến Minh đã có quá nhiều kinh nghiệm cho hành trang của các tay vợt trẻ.

Đừng gây áp lực lớn cho VĐV trẻ khi đòi phải tốp 10 thế giới

Tập luyện, thi đấu triền miên, Tiến Minh đã có quá nhiều kinh nghiệm cho hành trang của các tay vợt trẻ.

Anh đã chia sẻ: “Tôi rất cảm phục trước việc một số phụ huynh tự bỏ tiền túi ra cho con cái mình đi thi đấu chứ không trông chờ kinh phí nhà nước, đó là niềm đam mê cầu lông của họ quá lớn. Nhưng, liệu có ai chịu nổi chi phí đó mãi mà con em họ vẫn không đạt được thành tích? Tôi tính sơ sơ 1 VĐV thi đấu nước ngoài, nếu đi một mình tốn khoảng 30 triệu đồng/giải, đi 2 người gồm HLV thì tốn khoảng 40 triệu đồng/giải. Nếu đánh khoảng 4 giải đầu năm mà đi 1 mình thì vị chi trung bình khoảng 120 triệu đồng, nhưng bị loại ngay trận đầu tiên vòng 1 thì thử hỏi ai dám cho con em mình đi tiếp mấy giải tiếp theo nữa. Trong khi 1 năm có từ 16-18 giải quốc tế”.

Mong mỏi có một định hướng đúng phù hợp với điều kiện của cầu lông Việt Nam, Tiến Minh đã không ngần ngại nói lên những vấn đề “gai góc” của người trong cuộc. “Cầu lông Việt Nam phải có một hướng đi, cách đào tạo phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong tương lai thì mới mong cải thiện được. Chúng ta muốn cho ra lò nhiều VĐV trẻ giỏi, nhưng khoan gây áp lực quá lớn cho các em khi đòi hỏi phải tốp 10, hay tốp 20 TG….Cứ để các em chơi thoải mái, sáng tạo, chơi hết mình, rồi nếu phát hiện ra một tài năng nào đặc biệt thì tính tiếp”.

Đi nhiều, cọ xát với nhiều đối thủ hàng đầu thế giới, Tiến Minh kể ngay câu chuyện cầu lông các nước: “Như Lee Chong Wei khi thi đấu có 2 nhân viên xoa bóp hồi phục đi theo, 1 người trước trận và 1 người xả cơ sau trận. Chúng ta liệu có kinh phí làm chuyện đó hay không? Hay như Trung Quốc, dân số đông, quá nhiều tay vợt cầu lông, có khi là cả mấy trăm rồi họ lọc lấy 100 người, rồi lọc lại còn 20, và cho ra lò khoảng 4-5 tay vợt xuất sắc, nhưng không phải 15 tay vợt còn lại dở, họ vẫn đánh rất hay nhưng thua tí xíu nên ở nhà. Qua đó có thể thấy, với sức đầu tư lớn như thế của Malaysia, nhiều sự lựa chọn qua đào thải rất lớn như Trung Quốc mà chỉ có vài cái tên trong tốp 10 thế giới thì chúng ta nên nhìn lại một cách thực tế hơn”.

Tiến Minh đã “khóa sổ” cuộc trò chuyện với một tâm trạng buồn: “Có thể nói, tôi may mắn là ông trời cho tôi một cơ địa tốt, một sức khỏe bền bỉ, ít chấn thương nên tôi mới còn thi đấu được đến giờ. Tôi cũng may mắn sinh ra trong một thời điểm chưa có nhiều thú vui chơi, nên không bị ảnh hưởng. Chứ nói thật, cuộc sống của một VĐV thế giới như tôi vô cùng tẻ nhạt. Giờ đang ở vị trí này trong lòng công chúng, tôi phải ráng giữ để bảo vệ hình ảnh của mình, đó là trách nhiệm. Chứ thật lòng, tập luyện, thi đấu mệt mỏi, cuộc sống nhàm chán, nếu tôi sinh ra vào thời điểm này, chưa chắc tôi đã là Tiến Minh tốp 10 TG. Tôi chỉ hy vọng, nhìn thấy cầu lông Việt Nam có những bước tiến dài, có nhiều VĐV giỏi để tiếp tục cống hiến cho khán giả, tiếp lửa cho niềm đam mê cầu lông của người Việt Nam”.

Bắt đầu từ ngày, 5/10/2013, mục Thể thao sẽ thay đổi vị trí trên trang chủ. Cụ thể, vị trí mới sẽ thay vào mục Ô tô - Xe máy như trong hình:

Tiến Minh: Chuyện bây giờ mới kể (Bài cuối) - 2

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Phương ([Tên nguồn])
Nguyễn Tiến Minh: Tay vợt số 1 Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN