Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
2

Thư SEA Games 27: Giã từ Nay Pyi Taw và hy vọng

Trái với những nghi ngờ từng có, Myanmar đã tổ chức được một kỳ SEA Games thành công.

Cơ sở vật chất tại cả 3 địa điểm Yangon, Nay Pyi Taw và Manaday đáng nói là được nhiều nước thèm thuồng. Chất lượng phục vụ cả khách và người dân tại chỗ hài lòng (dù không phải là tuyệt hảo, nhưng ở mức chấp nhận được). Chỉ một điều đáng phải phàn nàn là SEA Games này lại một lần nữa mắc quá nhiều tai tiếng khi giới trọng tài dành quá nhiều ưu ái cho các VĐV nước chủ nhà.

Thư SEA Games 27: Giã từ Nay Pyi Taw và hy vọng - 1

Myanmar xếp thứ nhì nhưng lại không có chiếc HCV nào ở các môn chính thống. Trong ảnh: Phạm Thị Bình (Việt Nam) vô địch cự ly marathon nữẢnh: DƯ HẢI

Đã từ lâu, người ta thường nói SEA Games được xem là cơ hội thao dượt các cho thể thao các nước Đông Nam Á với mục đích hướng đến Asian Games và Olympic. Thế nhưng, một lần nữa SEA Games 27 cho thấy các nước vẫn chưa dám đoạn tuyệt với “truyền thống” tận dụng ưu thế chủ nhà để tìm mọi cách hầu vươn lên nhóm đầu. Khi đăng cai SEA Games, nước nào cũng phải bỏ ra những khoản tiến khổng lồ, nhưng đó không thể được xem là lý do chính đáng để nước chủ nhà “gỡ lại” bằng cách thâu tóm huy chương bằng mọi cách, kể cả những trò “bẩn”.

Tai SEA Games năm 2001, nước chủ nhà Malaysia đưa ra môn lawn bowl (một môn vừa giống petanque vừa giống bowling, chơi trên cỏ), môn mà chỉ một số nước thuộc khối Liên hiệp Anh chơi. Một trong những môn vớ vẩn nhất từng được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại SEA Games chính là môn khiêu vũ nghệ thuật (chứ không phải khiêu vũ thể thao) mà người Philippines đưa vào SEA Games 2005 ở Manila. Hai năm sau, Thái Lan đưa vào môn polo (cưỡi ngựa đánh bóng) vào SEA Games 2007 Korat. Năm 2009, Lào đưa môn đá cầu trở lại khi nước này lần đầu đăng cai SEA Games. Đến năm 2011, Indonesia “chơi bạo” hơn nữa khi thêm vào các môn dù lượn, leo tường, đánh bài bridge, trượt patin. Bốn môn này có đến 45 bộ huy chương, và hầu hết HCV lọt vào tay người Indonesia khiến nước chủ nhà đứng đầu bảng tổng sắp với số HCV lên đến 182 chiếc, gần gấp đôi Thái Lan (109 chiếc).

Tại Myanmar năm nay, lần đầu tiên người nước ngoài biết có một môn thể thao mang tên chinlone, môn thể thao dân gian của người Myanmar có một chút dáng dấp của cầu mây và một chút dáng dấp của khiêu vũ đường phố. Và đương nhiên, nước chủ nhà chiếm 6 HCV môn này sau khi chia cho Thái Lan 2 cái. Các nước khác chỉ có bạc và đồng.

Từ đó đến nay, các môn vừa kể chưa lần nào được đưa vào chương trình thi đấu của SEA Games lần nữa. Nói là để tạo sức bật cho các Asian Games hoặc Olympic thì là không mà nói là để các nước có dịp làm quen các môn truyền thống của nhau cũng là không nốt. Bởi, có môn nào kéo dài tuổi thọ được đâu?

Chính việc đua nhau đưa ra những môn thể thao “không giống ai” đã kéo lùi sự phát triển của thể thao khu vực. Thay vì tập trung vào việc nuôi dưỡng các tài năng trẻ cho các môn thể thao Olympic, nhiều nước đã tìm huy chương từ các môn như wushu, muay, pencak silat, kempo, đua thuyền truyền thống… bằng cách “chia chác” cho nhau. Đó là một trong những lý do khiến Malaysia, Indonesia, Philippines sa sút rõ rệt về thành tích trong các môn Olympic như điền kinh, bơi lội, bóng chuyền…

Từng là những cường quốc tại Đông Nam Á trong môn điền kinh, nhưng bây giờ, số HCV môn thể thao “nữ hoàng”của Indonesia chỉ là 4 chiếc, của Philippines là 6, của Malaysia là 4. Tổng cộng không bằng mỗi mình Thái Lan (17 HCV) và kém hẳn Việt Nam. Tình hình cũng tương tự như thế ở môn bơi lội và tệ nhất là Philippines chẳng có được HCV nào trên đường đua xanh dù nước này từng có Eric Buhain được xem là một trong những VĐV bơi nam kiệt xuất nhất lịch sử SEA Games, tương tự Joscelyn Yeo của Singapore về phía nữ.

Trong khi đó, chỉ riêng môn đua thuyền truyền thống, Myanmar đã chiếm đến 14 HCV, wushu là 5, kempo là 6, muay là 4, chinlone là 6 cùng hàng loạt HCV khác ở các môn taekwono, judo, karate ở nội dung quyền (dễ được trọng tài chấm điểm thiên vị) chứ không phải là ở các nội dung đối kháng mà việc ai hơn ai dễ dàng được xác định trên sàn đấu. Nước chủ nhà SEA Games 27 xếp thứ nhì bảng tổng sắp (chỉ dưới Thái Lan) nhưng lại không có chiếc HCV nào ở các môn chính thống như bơi, xe đạp, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn… còn 1 trong 2 chiếc HCV điền kinh của họ lại đến từ việc “cướp” của 1 VĐV Việt Nam. Như thế, làm sao có thể nói Myanmar là một cường quốc thể thao, hoặc ít nhất là nước đang phát triển đúng hướng?

Nhiều nước đã chỉ trích cách Myanmar tìm huy chương tại SEA Games 27, và hy vọng rằng các kỳ SEA Games sắp tới tại Singapore (2015) và Malaysia (2017) sẽ là thời kỳ chuyển đổi để phong trào thế vận các nước Đông Nam Á phát triển đúng hướng hơn và theo kịp thời đại hơn. Đó phải là những kỳ đại hội ngoài ý nghĩa tạo tình đoàn kết và hữu nghị giữa các nước trong vùng còn phải là những kỳ đại hội mang tính chất là bệ phóng cho các tài năng thể thao trẻ thi đấu thành công ở những đại hội đẳng cấp cao hơn là Asian Games và Olympic.

Chia tay Myanmar và kỳ SEA Games 27, tôi cho rằng cũng cần phải chia tay với một thời kỳ đáng hổ thẹn khi các nước tranh nhau giành huy chương bằng mọi giá để đón chào những kỳ SEA Games mang tinh thần thể thao thượng võ hơn và những cuộc đấu sẽ được với mục tiêu giúp lứa VĐV tương lai thi đấu thành công ở các Asian Games và Olympic.

Đây là bức thư cuối cùng mà tôi viết tại Nay Pyi Taw, kết thúc 25 ngày làm việc tại ở SEA Games. Mỗi ngày một bức thư chẳng thể chuyển tải đủ mọi điều đang diễn ra, nhưng tôi hy vọng rằng từ những bức thư này mà những người ở nhà hiểu thêm về những điều mà thể thao Việt Nam phải đối mặt tại một kỳ SEA Games quá nhiều khó khăn. Đã có những ngày mà nước mắt của các VĐV Việt Nam rơi lã chã nhưng cũng có những ngày nước mắt của đồng đội họ rơi như mưa vì mừng vui và tự hào. Rốt cuộc, thể thao Việt Nam đã làm được điều đã hứa trước lúc lên đường…

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thành Trí (Thể thao Hồ Chí Minh)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN