Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
-
Tommy Paul
-
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
0
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
0
Jakub Mensik
1
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
-
Alexander Zverev
-
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
-
Talia Gibson
-

Thể thao VN: “Sóng ngầm” trước SEA Games 27

Hàng loạt vụ lùm xùm liên quan đến việc tuyển chọn VĐV, kế hoạch tập luyện thi đấu, hay cách xử sự của cấp quản lý đã và đang khiến thể thao Việt Nam (TTVN) đối mặt với những đợt “sóng ngầm” trước thềm SEA Games 27.

Không ít những "sự cố" khiến các môn điền kinh, bóng bàn, bóng chuyền…, rồi cả môn thể thao “vua” bóng đá đang gặp không ít những khó khăn và rắc rối ở hậu trường trong chiến dịch SEA Games 27. Những sự vụ này thường được bắt nguồn từ việc lên danh sách các VĐV tham dự SEA Games, liên quan đến những mâu thuẫn hay tình trạng “bằng mặt mà không bằng lòng” giữa HLV, VĐV, Liên đoàn, rồi Bộ môn.

"Sự cố" của môn điền kinh cho kế hoạch SEA Games 27 đã sớm được "bùng phát". Chuyến tập huấn của "niềm hy vọng vàng" Quách Thị Lan tại Bulgaria đã bị đứt gánh giữa đường, gây xáo trộn quy trình huấn luyện mà không ai chịu trách nhiệm. Sau này, ông Phó Tổng thư ký liên đoàn Điền kinh Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng đã lý giải do không xin thêm được hạn visa, nên kế hoạch tập huấn của Quách Thị Lan phải đổi hướng sang Malaysia, lời giải thích khó thuyết phục khi trước đó giới truyền thông đã phanh phui ra chuyện "không giống ai" giữa Bộ môn và Liên đoàn điền kinh.

Thể thao VN: “Sóng ngầm” trước SEA Games 27 - 1

Đức Long Gia Lai bất bình vì họ chỉ có VĐV Hữu Hà (áo trắng) trong danh sách ĐTQG

Mọi lùm xùm vẫn chưa có hồi kết, khi mới đây Bộ môn bóng bàn có thêm những “rùm beng” trong cách tuyển chọn VĐV tham dự SEA Games 27. Ngay khi BHL ĐT bóng bàn thông báo cho 6 VĐV dự tuyển biết về kế hoạch sàng lọc nhân sự trong cuộc đua nội bộ để loại bớt 2 tuyển thủ, ý tưởng này đã nhận được rất nhiều phản ứng từ chính những người trong cuộc và các chuyên gia. Thậm chí, ngay khi nhận được thông báo, VĐV Quang Linh (đoàn Quân đội) đã nộp đơn xin rút khỏi đội tuyển và không “tham chiến” các trận đấu nội bộ, với lý do không hợp lý và không cần thiết. Ngay sau quyết định của Quang Linh, đàn anh Tuấn Quỳnh có động thái tương tự, rút lui và xin đứng ngoài SEA Games 27.

Một cuộc thi đấu với mục tiêu loại bớt 2 tay vợt (6 VĐV lấy 4 đi dự SEA Games 27), nhưng chỉ còn 4 VĐV tham dự, thế mà những người trong cuộc vẫn tổ chức. Thử hỏi trong trường hợp ấy mục tiêu chọn lọc, hay thi đấu đâu còn tính chất cạnh trạnh để chọn những người có chuyên môn và phong độ tốt nhất?

Tiếp nối bóng bàn, đến lượt bóng chuyền "có chuyện" sau khi môn này công bố danh sách các VĐV sang Myanmar cũng bị "người nhà" chỉ trích. Nhiều VĐV và các nhà làm chuyên môn đang tỏ thái độ bất phục với bản danh sách VĐV được BHL đưa ra khi cho rằng HLV trưởng Phùng Công Hưng đã có những “ưu ái” với người thân.

Thậm chí, ông Bùi Pháp, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Đức Long Gia Lai (đơn vị chủ quản của đội bóng chuyền Đức Long Gia Lai) đã lên báo bày tỏ sự rất bức xúc của mình. Ông bầu của bóng chuyền phố Núi cho biết quan điểm cá nhân ông không đồng tình với bản danh sách bỏ sót VĐV giỏi và được cho là có thiên vị của BHL. “Đức Long Gia Lai là đương kim vô địch quốc gia 2013, nhưng trong danh sách đội tuyển QG chúng tôi chỉ có 1 VĐV là chủ công Nguyễn Hữu Hà. Trong khi đó, những đội bóng đã thua Đức Long Gia Lai lại có số lượng nhiều hơn chúng tôi. Đây là bản danh sách khi cá nhân tôi rất bất bình, không thể hiểu họ tuyển chọn trên cơ sở nào?”, ông Phát nói.

Tiếp tục chủ đề “rắc rối nội bộ”, mới đây dư luận đã bất ngờ với quyết định tạm đình chỉ nhiệm vụ HLV trưởng U23 Việt Nam với ông Hoàng Văn Phúc được Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ ký một cách “thần tốc”. Ông Hỷ ký quyết định và giải thích U23 Việt Nam đã không hoàn thành nhiệm vụ và làm mất lòng người hâm mộ, nên là cơ quan quản lý VFF phải có động thái cứng rắn.

Khi quyết định vẫn chưa ráo mực thì 3 ngày sau, ông Hỷ đã đích thân hiện diện tại Bình Dương (nơi U23 Việt Nam đóng quân dự BTV Cup 2013) để thực hiện nhiệm vụ “thuyết khách” để ông Phúc thay đổi cái nhìn về quyết định trên và tiếp tục gánh vác trọng trách của U23 Việt Nam tại SEA Games 27.

Rất nhiều những câu chuyện lùm xùm của các môn thể thao chuyển bị cho SEA Games 27 đã bộc lộ những điểm yếu và các vấn đề trong thời gian qua. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những “bề nổi” mà “mắt thường” có thể nhìn thấy, phía sau hậu trường, liệu còn những gì mà dư luận chưa thấu tỏ? Thực tế đã cho thấy “sóng ngầm” vẫn tồn tại ở nhiều ĐTQG, nhưng có điều nó lộ diện sớm hay muộn mà thôi!

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trúc An ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN