Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
-
S. Errani & J. Paolini
-
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
-
Barbora Krejcikova
-
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
-
Zizou Bergs
-
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
-
Lorenzo Sonego
-
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
-
Coco Gauff
-
dolehide-va-krawczyk-vs-chan-va-kudermetova
WTA Finals
C. Dolehide & D. Krawczyk
-
V. Kudermetova & Hao-Ching Chan
-
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

Thể thao Việt Nam: Khi các “nữ hoàng” hụt chân

Sự kiện: Asiad 2023

Tại ASIAD 17 năm nay, thể thao Việt Nam mang đến Hàn Quốc với “biệt đội” gồm nhiều “nữ hoàng”. Nhưng tất cả họ đều không thành công như mong đợi của người hâm mộ.

Sự vắng mặt của Trương Thanh Hằng ở các cự ly trung bình khiến “nữ hoàng tốc độ” Vũ Thị Hương trở thành niềm hy vọng lớn nhất của điền kinh Việt Nam tại ASIAD 17, dù cô không còn ở phong độ đỉnh cao. Vì thế, trước các VĐV trẻ, khỏe của châu lục, cô gái Thái Nguyên này không thể giành huy chương ở cả 2 nội dung sở trường.

Ở tuổi 28, cái tuổi qua thời đỉnh cao và bước qua sườn dốc sự nghiệp của một VĐV điền kinh chạy tốc độ, khó thể mong Vũ Thị Hương tái lập thành tích HCĐ 100m, HCB 200m như kỳ ASIAD 16. Nên chuyện đổi màu huy chương ở sân chơi khắc nghiệt này là vấn đề quá sức của Hương. 

Thể thao Việt Nam: Khi các “nữ hoàng” hụt chân - 1

Tuổi tác và chấn thương khiến Vũ Thị Hương thi đấu không thành công tại Hàn Quốc

Mang theo áp lực của cả tuyển điền kinh tại ASIAD 2014, do đó cô gái từng giành 7 HCV SEA Games này không chiến thắng được bản thân mình. Trong khi đó, chấn thương nhóm cơ sâu giữa vùng mông và đùi khiến Hương không thể có phản xạ tốt nhất ở bước xuất phát nên thường tụt lại phía sau ở những bước đầu tiên.

Bên cạnh đó, suốt thời gian chuẩn bị cho giải, Vũ Thị Hương âm thầm tập chay tại TP.HCM và chỉ tham gia 2 giải trước khi bước vào tranh tài. Vì thế hãy có cái nhìn công bằng khi Hương không giành huy chương, nhưng các thông số kỹ thuật của cô cho thấy nỗ lực tuyệt với của “nữ hoàng tốc độ”. Ở 200m nữ, thành tích vòng loại của Hương (23’’57) còn tốt hơn thời điểm cô giành HCB ở ASIAD 2010 (23’’74) và ở phần chung kết, với 23’’77, Hương chỉ kém HCB 4 năm trước 3/100 giây. 

Trong khi đó, “nữ hoàng đi bộ” Nguyễn Thanh Phúc cũng được kỳ vọng lớn. Cô gái từng giành HCB giải đi bộ vô địch châu Á 2013 và HCĐ năm 2012 khiến giới hâm mộ chờ đợi cô tỏa sáng ở cự ly sở trường đi bộ 20 km nữ.

Tuy nhiên Phúc gặp khó vì chưa làm quen với việc thi đấu vào giữa trưa, lại chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ những đối thủ đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc. Vì thế, do vội vã tăng tốc, Thanh Phúc không kiểm soát được động tác và bước đi như chạy, rồi liên tục bị tổ trọng tài nhắc nhở. Đến lần phạm quy thứ ba, Thanh Phúc loại khỏi cuộc đua, một thất bại đáng tiếc của điền kinh Việt Nam.

Một “nữ hoàng” khác đã phải rời cuộc chơi một cách chóng vánh khi cô chỉ thi đấu tại ASIAD 17 đúng 60 giây. Đó “nữ hoàng Judo” Văn Ngọc Tú. Ở hạng cân 48kg, nữ võ sĩ từng năm lần vô địch SEA Games chỉ mất đúng 30 giây để hạ Selwee của Myanmar bằng điểm ippon.

Tuy nhiên, ở trận tứ kết, Tú chỉ thi đấu được 30 giây để rồi bị Mungkhbat của Mông Cổ hạ nhanh cũng bằng điểm ippon. Thất bại của Văn Ngọc Tú đã chấm dứt hy vọng có huy chương của đoàn Judo Việt Nam ở ASIAD 17. 

Thể thao Việt Nam: Khi các “nữ hoàng” hụt chân - 2

Hoàng Ngân không thể giành HCV

Còn “nữ hoàng kata” Nguyễn Hoàng Ngân là niềm hy vọng cuối của đoàn thể thao Việt Nam khi chỉ tiêu 2 – 3 HCV vẫn chưa thể hoàn thành. Ở tuổi 30, Hoàng Ngân vẫn cho thấy những đòn đánh đầy tốc độ chuẩn xác với thân pháp đẹp mắt.

Ngân lần lượt vượt qua Taalaibek Kyzy Vanessa (Kyrgyzstan),  Kang Jiui (CHDCND Triều Tiên), Tamang Bimala (Nepal) cùng tỷ số 5-0 để tiến vào chung kết. Nhưng khi đối đầu với nữ võ sĩ Shimizu Kiyou đến từ quê hương sản sinh ra môn karate, Ngân không thể giành HCV.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, bài thi chung kết thì có một vài chỗ chưa hoàn thiện một cách hoàn hảo. Nguyên do bởi chấn thương gối khiến Hoàng Ngân tưởng chừng như phải giã từ sự nghiệp vẫn còn để lại di chứng. Bởi quá nỗ lực trong các bài qua từng vòng đấu nên cô không thể có thể chất tốt nhất ở bài thi cuối cùng. Vì thế không thể đòi hỏi nhiều hơn ở Hoàng Ngân bởi cô đã cố hết sức.

Các “nữ hoàng” của thể thao Việt Nam đều không thể làm nên chuyện tại ASIAD 17. Những nỗ lực không mệt mỏi của họ tại giải đấu năm nay đáng được ghi nhận. Bên cạnh đó, việc rút ra những bài học là cần thiết để thể thao Việt Nam có sự chuẩn bị tốt hơn ở sân chơi châu lục mà chúng ta đang có dấu hiệu thụt lùi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Chi ([Tên nguồn])
Asiad 2023 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN