Thể thao Đông Nam Á tính chuyện nắn lại ao làng
Sau khi chủ nhà SEA Games 28, Singapore đăng đàn trong số 30 môn tổ chức thì 28 môn thuộc Olympic thì Malaysia tiếp nối Singapore muốn làm chuyện tương tự.
Singapore và Malaysia cũng là hai quốc gia “sạch” nhất trong vấn đề tổ chức SEA Games. Họ ít tiểu xảo, ít ăn gian, ít cài môn lạ vào để ẵm ngôi toàn đoàn.
Đoàn thể thao Malaysia khi trở về nước lập tức đã được mổ xẻ ngay. Malaysia đứng thứ sáu tại SEA Games 27 nhưng sau khi rà soát, họ chiếu theo các môn Olympic thì Malaysia chỉ đứng sau Thái Lan, Việt Nam, Indonesia.
SEA Games 28, Malaysia nuôi mục tiêu tốp ba khi chủ nhà Singapore chỉ đưa vào hai môn địa phương. SEA Games 29, Malaysia sẽ là chủ nhà, mục tiêu của họ ở nhóm môn Olympic là phải vượt mặt Việt Nam và Indonesia, tức chỉ xếp sau Thái Lan.
Thực tế sau khi SEA Games 27 kết thúc đã có một cuộc họp không chính thức của Hội đồng SEA Games bàn về phương án “sạch và tiến bộ” bắt đầu từ SEA Games 28. Không chỉ trích, không bàn đến những SEA Games đã qua, kể cả SEA Games 27, hướng đến một tương lai vì cái chung.
Liệu Singapore có giữ lời hứa một SEA Games sạch?
Một kỳ SEA Games không thể có quá nhiều môn võ như Muay, Boxing, Vovinam, Judo, Taekwondo, Pencak Silat, Kempo, Karatedo. Ngay cả việc Chinlone và cầu mây Thái đã khiến cho những nước tham dự trở nên lùng bùng và cảm thấy rất buồn cười. Trong khi đó, thể dục dụng cụ, bơi nghệ thuật, nhảy cầu đều là những môn Olympic thì lại bị gạt một cách trắng trợn mà cơ sở vật chất cho những môn dưới nước của Myanmar thừa thãi và mới xây.
Singapore, một đất nước vốn có những chuẩn mực tầm thế giới. Hy vọng chủ nhà SEA Games 28 đi đầu trong việc lành mạnh hóa ao làng. Kế tiếp đến Malaysia, một đất nước cũng luôn muốn vươn đến sự hoàn thiện đỉnh cao hòa cùng thế giới và sau đó là Brunei…sẽ theo những chuẩn mực này. Không thể ném tiền qua cửa sổ như phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Thái Lan nhận xét: “Thể thao Đông Nam Á bị chủ nhà SEA Games xỏ mũi và đầu tư lệch hướng phí phạm tiền bạc vô cùng”.