Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
-
Barbora Krejcikova
-
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
-
Zizou Bergs
-
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
-
Lorenzo Sonego
-
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
-
Coco Gauff
-
dolehide-va-krawczyk-vs-chan-va-kudermetova
WTA Finals
C. Dolehide & D. Krawczyk
-
V. Kudermetova & Hao-Ching Chan
-
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

Thất bại của Ánh Viên ở Asiad 2018: Nói và làm

Sau thất bại của Ánh Viên ở Asiad 2018, ngành thể thao cho biết sẽ xem xét, đánh giá lại hiệu quả, phương thức huấn luyện và đầu tư dành cho kình ngư Quân đội.

Ánh Viên đã thi đấu không thành công ở cả hai cự li 200m hỗn hợp và 400m hỗn hợp tại Asiad 2018 (Indonesia). Theo Vụ trưởng, Phó đoàn TTVN tại Asiad 2018 Nguyễn Trọng Hổ, thành tích chuyên môn của Ánh Viên đã bị chựng lại trong một năm trở lại đây. 

Thất bại của Ánh Viên ở Asiad 2018: Nói và làm - 1

Tuy nhiên, khá mâu thuẫn là ông Hổ đồng thời lại khẳng định, thầy trò Ánh Viên và HLV Đặng Anh Tuấn “đang tốt”. Và dù cho rằng Ánh Viên là VĐV “50 năm mới có” của thể thao Việt Nam, ông Hổ đồng thời đánh giá Asiad không phải sân chơi của Ánh Viên, từ đó ngành thể thao đã cho cô thi đấu nhiều nội dung ở SEA Games để đủ số huy chương. 

Quan điểm của ông Nguyễn Trọng Hổ gần trái ngược hoàn toàn với Trưởng đoàn TTVN tại Asiad 2018, Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Phấn. Ông Phấn nhấn mạnh Ánh Viên cần được đầu tư tầm cỡ châu lục, và việc xem xét lại phương thức huấn luyện đối với cô cũng như các VĐV trọng điểm khác là cần thiết, không loại trừ khả năng thuê chuyên gia ngoại. 

Nói đến chuyện này, lại phải nhắc tới chuyện tập huấn nước ngoài của Ánh Viên. Trong suốt 6 năm qua, dù tiếng là tập huấn tại Mỹ, nhưng Ánh Viên tập luyện hoàn toàn theo hướng dẫn của HLV Đặng Anh Tuấn. Trong khi đó với các HLV khác, tập huấn nước ngoài đồng nghĩa có chuyên gia ngoại theo kèm. Câu hỏi đặt ra là nếu vẫn được HLV Đặng Anh Tuấn hướng dẫn, liệu ngành thể thao có cần tốn hơn chục tỷ đồng đưa Ánh Viên sang tận Mỹ?

Người ta cũng ngạc nhiên vì trong suốt quá trình tập huấn vừa qua, Tổng cục TDTT luôn được báo cáo việc tập luyện của Ánh Viên “tốt”, nhưng thành tích khi thi đấu thì xuống thấp một cách bất ngờ. Đáng nói ngay sau Asiad 2018, trong khi ngành thể thao chưa có sự đánh giá lại hiệu quả tập huấn của Ánh Viên thì cô lại đã được đưa sang Mỹ… tập huấn tiếp.  

Lộ nguyên nhân Ánh Viên thất bại toàn diện ở ASIAD

Sáng 24/8, Ánh Viên bơi không tốt ở vòng loại 200m hỗn hợp.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bất Hoặc ([Tên nguồn])
Hiện tượng kình ngư Ánh Viên Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN