Lưu bài Bỏ lưu bài
Chia sẻ

Federer sẽ chiến đấu như thế nào với “kẻ thù thời gian” trong “kỷ nguyên” hậu Covid?

Khi Wimbledon 2020 được tuyên bố huỷ, phản ứng đầu tiên của số đông là sốc, vì giải đấu danh giá nhất của môn thể thao này lần đầu tiên bị đứt đoạn kể từ Thế chiến thứ hai.

Và phản ứng tiếp theo là sự nhất trí trước một nhật định: Cơ hội giành Grand Slam cuối cùng của Federer có thể phải cần “máy thở” can thiệp, dù cho anh chưa chắc đã là ứng cử viên số 1 của Wimbledon 2020 nếu nó được tổ chức.  

Federer sẽ phải (hoặc được) chơi Wimbledon tiếp theo và kỳ Olympic Tokyo 2020 (tổ chức tháng 7-2021) khi anh chuẩn bị tròn 40 tuổi. Thành công nếu đến sẽ khiến cho các kỷ lục của anh càng trở nên vĩ đại.

Nhưng, đó là một ngưỡng cửa đầy thách thức, dù cho Federer cùng với Nadal và Djokovic đã viết lại lịch sử tennis thế giới khi nhẹ nhàng vượt qua ngưỡng cửa tuổi 30 đã từng chấm dứt bao thế hệ huyền thoại trước kia.    

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 2

H

ãng đồng hồ Rolex trong các TVC quảng cáo của mình có một câu chạy từ năm này qua năm khác không cần đổi khi gắn liền với hình ảnh của Federer: “Không phải thời gian. Mà nó cho chúng ta biết lịch sử”.

Rolex chọn Federer, trả mỗi năm 8 triệu USD trong số 100 triệu USD tiền quảng cáo huyền thoại Thuỵ Sĩ kiếm được trong năm tài chính 2019-2020.  

Thoả thuận này hai bên chẳng còn gì không hài lòng, trừ một thứ: Federer trở thành tay vợt nhiều tuổi nhất trong lịch sử ở thời điểm nâng cao một chiếc cúp Grand Slam. Federer đã tới rất gần với kỷ lục đó. Ngay mùa Hè năm ngoái.

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 3

Wimbledon 2019, Federer khi “mới” 38 tuổi, đứng trước ngưỡng cửa trở thành tay vợt lớn tuổi nhất trong lịch sử kỷ nguyên mở vô địch một giải Grand Slam, nhưng anh thất bại trước Djokovic.

Kỷ lục vẫn thuộc về Ken Rosewall với hơn 37 tuổi. Còn Federer khi vô địch Australian Open 2018 (danh hiệu thứ 20) mới chỉ hơn 36 tuổi.

Thất bại đó và sự nỗ lực của các đối thủ trẻ tuổi hơn khiến sự độc tôn về danh hiệu Grand Slam của Federer bị thách thức. Nadal trẻ hơn 5 tuổi, chỉ còn kém Federer 1 Grand Slam và Djokovic trẻ hơn tới 6 tuổi thì kém 3.

Federer đặt cược ở Wimbledon 2020 nhiều nhất. Vì đây là giải đấu Federer có thành tích tốt nhất kể từ sau danh hiệu thứ 20: Federer vào tới chung kết Wimbledon 2019 trong khi Federer lần cuối cùng vào tới chung kết US Open cách nay 5 năm (2/11 giải), và lần cuối cùng vô địch là 2009.

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 4

Còn Roland Garros? Federer gần đây tự xếp mình là kẻ ngoài cuộc, khi bộ 3 Nadal, Djokovic và Thiem có cơ hội vượt trội, và bản thân Federer tự thấy mình không thể chơi nổi 2 Grand Slam trong vòng 1 tháng.

2020 trước đây dự tính còn là một kế hoạch lớn khác của Federer, là cơ hội để anh lần đầu tiên vô địch đơn nam Olympic, để nhà tài trợ trang phục của anh Uniqlo vốn đến từ Nhật có thể tìm thấy sự cộng hưởng, sau khi đã ký hợp đồng kéo dài 10 năm với năm và trả mỗi năm 30 triệu USD.

Nếu Federer có thể hoàn tất cả hai mục tiêu đó ngay trong mùa Hè này, có lẽ ngay cả các đối thủ của anh cũng cho rằng huyền thoại Thuỵ Sĩ có quyền tuyên bố gác vợt, khép lại một sự nghiệp vĩ đại của vĩ đại, và có niềm tin rằng sẽ không ai trong thế hệ hiện tại vượt qua.

Thật tiếc là Wimbledon, nhờ 17 năm qua mỗi năm trả 1,5 triệu bảng Anh tiền bảo hiểm, đã nhanh chóng tuyên bố huỷ giải đấu này. Khoản tiền đền bù 200 triệu bảng từ công ty bảo hiểm đã khiến họ không cần phải kiên nhẫn chờ đợi ngày nước Anh tuyên bố hết phong toả, mở cửa cho thể thao đỉnh cao trở lại.

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 5

Wimbledon không cần phải dày công gieo mầm và chăm bẵm từng gọng cỏ và hy vọng nó phù hợp với kỹ - chiến thuật của Federer nữa. Việc in đậm thêm dấu lịch sử trong nhau, giữa giải đấu và tay vợt tạm gác qua một bên.  

Cơ hội vô địch lần thứ 21 được trao gửi ở một giải đấu khác: US Open, nơi Federer vô địch lần cuối cùng cách nay đã 12 năm, khi anh mới chỉ 27 tuổi.

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 6

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 7

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 8

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 9

N

ếu US Open 2020 có thể diễn ra (còn gần 3 tháng), đó sẽ là mục tiêu đầu tiên của Federer. Nó không nhiều như Wimbledon, nhưng rõ ràng hơn hẳn Roland Garros.

Cũng có lúc, Federer và chúng ta nghĩ rằng, US Open 2020 sẽ không thể. New York thật ra còn bị Covid-19 tàn phá ghê gớm hơn London.

Trung tâm quận Queens là tâm của tâm dịch. Nơi ấy có hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Hoa sinh sống. Nơi ấy lúc đỉnh dịch ghi nhận gần 2000 người chết chỉ trong một ngày.

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 10

Và nơi ấy cách Công viên Flushing Meadows với tổ hợp quần vợt Billie Jean King chỉ vài cây số. Chuyến tàu metro đi từ trung tâm Manhattan tới trung tâm Queens rồi thêm vài bến là tới ga cuối dẫn thẳng tới lối soát vé của sân Arthur Ashe.

Hiện giờ, Queens đã yên ổn hơn. Ngày 29/5 ở đó ghi nhận chỉ có 34 người chết có liên quan tới Covid-19. Flushing Meadows đã không còn được sử dụng như là bệnh viện dã chiến cách nay gần 1 tháng. Ngay cả việc biến nó thành trung tâm chế biến thực phẩm chống dịch cũng đã dừng lại.

Tất cả để 31/8 có thể là ngày khai mạc US Open 2020 mà không cần phải chuyển địa điểm tới Miami, hay California.

Thậm chí, US Open đang sẵn lòng thay đổi – và sự đổi thay này nếu có sẽ mở ra một cơ hội lớn cho Federer: Hiệp hội Quần vợt Mỹ có thể áp dụng thể thức 3 set thắng 2 cho nội dung đơn nam, nếu các tay vợt coi việc này là cần thiết khi hàng ngàn tay vợt chuyên nghiệp đã không thể tập luyện và thi đấu một cách bình thường trong suốt gần 3 tháng qua. 

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 11

Cả sự nghiệp ở các giải đấu có thể thức 5 set, nếu ngã ngũ sau 3 set đầu, tỉ lệ thua của Federer chỉ là 7,8%. Đánh 4 set Federer thua 25%. Và đánh đủ 5 set, Federer thua tới 41,8%.

Tỉ lệ này cụ thể qua từng năm trong giai đoạn Federer từ 34 đến 38 tuổi càng cho thấy, thể thức 3 set có thể ủng hộ tay vợt này đáng kể.

Để US Open đổi thể thức, một mình Federer không thể làm lay động những người làm quần vợt của Mỹ. Nhưng với tầm ảnh hưởng của mình, biết đâu đấy.

Thể thao trên toàn thế giới đang tạo nên các trạng thái “bình thường mới”: Bóng đá có thể thay 5 cầu thủ. Đua xe F1 có thể đua hai chặng liên tiếp ở một địa điểm. Golf có thể sẽ không cần người xách túi ở một số giải…

Và đặc biệt, ngay sau US Open sẽ là Roland Garros với quãng thời gian cách nhau chỉ 1 tuần. Biết bao thách thức chờ đợi. Hàng loạt nguy cơ có thể xảy ra. Một sự thay đổi chung với hai Grand Slam còn lại trong năm có thể mang lại lợi ích cho tất cả chứ không chỉ Federer, dù cho sẽ chẳng bao giờ có việc các lợi thế được san sẻ một cách đều đặn.

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 13

N

hưng có lẽ Federer sẽ không chuẩn bị cho khát vọng Grand Slam thứ 21 với tâm lý chờ đợi một cách thụ động như thế.

Federer thực tế trong những năm gần đây khi đánh bại Nadal ở chung kết Australian Open 2018 vẫn tốc độ, vẫn cú quả đủ nặng.

Federer chỉ bị Djokovic đẩy tới giới hạn để bộc lộ những hạn chế tuổi tác. Lần gần nhất Federer vào tới chung kết US Open là năm 2015 cũng chỉ là thua đối thủ người Serbia trẻ hơn anh tới 6 tuổi.

Đam mê để duy trì chế độ tập luyện và những tố chất thiên bẩm có thể mở cho Federer cơ hội đi vào lịch sử.

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 14

Các nghiên cứu khoa học thể thao cho thấy cứ 10 năm thì một VĐV ở ngoài tuổi 30 sẽ đánh mất đi 10% sức mạnh và sự nhanh nhẹn cũng như cần nhiều thời gian hơn nữa để hồi phục.

Nhưng tập luyện có thể khiến những tác hại của “lão hoá” chỉ lấy đi 5% sức mạnh và nhanh.

Cộng với may mắn nữa, biết đâu thời gian không chỉ là thời gian. Mà thời gian còn làm nên lịch sử.  

Phong độ 5 năm gần nhất của Federer với các trận đấu 3 set

Năm 2019, Federer thắng-thua khi các trận đấu gói gọn trong 3 set là 12-1, 4 set là 6-1 và 5 set là 0-2.

Năm 2018, các tỉ lệ tương ứng là 12-0, 0-1 và 1-1. Rồi năm 2017 là 11-0, 1-1 và 5-0. Năm 2016 tỉ lệ thắng thua là 8-0, 1-1 và 1-1. Và lúc 34 tuổi năm 2015, tỉ lệ là 17-1, 3-3 và 0-0.

Thống kê theo một cách khác, trong 5 năm của giai đoạn nói trên, các trận đấu ở Grand Slam hay Davis Cup kết thúc ngay sau 3 set thì Federer thắng 70 trận và chỉ thua 2. Còn kéo dài hết 5 set thì thắng 7 thua 4. 

Tennis hậu Covid: Federer săn thêm Grand Slam có cần đến “máy thở”? - 16

Content: Phạm Tấn

Media: Hoàng Quân

Thứ Tư, ngày 03/06/2020 10:36 AM (GMT+7)
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN