Tay đua F1 2016: Kỳ vọng rồi thất vọng (P2)

Một câu hỏi luôn được đặt ra sau mỗi mùa giải F1 đó là: Ai là tay đua có hiệu suất tốt nhất? Tiếp theo phần 1, phần 2 sẽ tiếp tục phân tích và xếp hạng các tay đua từ vị trí thứ 18 – 12 dựa trên mô hình Tiến sĩ ngành toán ứng dụng, đại học Harvard, Andrew Phillips.

Dù cho ở năm 2015, Kvyat đã có phong độ khá tốt khi ghi được nhiều điểm hơn Ricciardo. Tuy vậy, Ricciardo lại gặp phải nhiều vấn đề về kỹ thuật hơn và đây cũng chính là một trong số những nguyên nhân.

14. Romain Grossjean (5.06 điểm)

Quyết định gia nhập Haas – đội đua được cho là đội B của Ferrari đầu mùa dường như là một bước đi có ý đồ của anh để tìm kiếm một suất đua chính tại Ferrari ở mùa giải 2017. Kỳ vọng dành cho Haas là vừa phải, không có quá nhiều sức ép và Grosjean đã mang lại kết quả hơn cả sự mong đợi với những điểm số ấn tượng trong 3 trên 4 chặng đua đầu mùa. Thành công này phần lớn là nhờ chiến thuật và giữ lốp tốt.

Tay đua F1 2016: Kỳ vọng rồi thất vọng (P2) - 1

Chặng đua Bahrain là một ví dụ, Grosjean và Gutierrez là hai trong số sáu tay đua chọn 7 bộ lốp siêu mềm. Bốn tay đua còn lại thuộc Renault và Williams. Nhờ giữ lốp tốt, những tay đua này hưởng lợi từ việc thực hiện được nhiều vòng chạy trên bộ lốp siêu mềm mới.

Williams sau đó đã tự đánh mất lợi thế khi sử dụng hết các bộ lốp siêu mềm trong đua thử và phân hạng, khiến cho họ phải sử dụng chiến thuật 2 pit chậm hơn. Còn tốc độ của Renault thì lại chậm hơn Haas. Nói cách khác, Grosjean và Haas đã tìm được công thức cân bằng cho tốc độ và việc giữ lốp nhờ đó tạo ra lợi thế trên đường đua.

Mùa giải tiếp tục diễn ra và mọi việc dần trở nên khó khăn hơn cho Haas và Grosjean. Những đội đua khác cũng đã nắm được công thức với lốp Pirelli như Haas và trưởng nhóm chiến thuật chuyển sang Sauber cộng với việc các vấn đề ở những khu vực các của chiếc xe bắt đầu nổi lên, điển hình là vấn đề với hệ thống phanh.

Trong khi đó, Raikkonen bắt đầu lấy lại phong độ tại Ferrari và lợi thế của Grosjean trước Gutierrez bắt đầu giảm xuống. Grosjean cũng tự phá hỏng cơ hội có điểm tại Brazil. Tất cả những yếu tố này đều chống lại kế hoạch gia nhập Ferrari của Grosjean. Tuy nhiên anh vẫn ở lại Haas ở mùa giải 2017 với người đồng đội mới là Magnussen.

13. Marcus Ericsson (5.42 điểm)

2016 có thể xem là mùa giải thành công đối với Ericsson. Trong khi anh được đánh giá là một tay đua rất triển vọng ở các giải trẻ thì ở GP2 và F1, Ericsson lại không thể hiện được như kỳ vọng. Bị tay đua lần đầu gia nhập F1 – F. Nasr qua mặt ở mùa giải năm ngoái có thể đã là dấu chấm hết cho cơ hội của anh.

Tay đua F1 2016: Kỳ vọng rồi thất vọng (P2) - 2

Tuy nhiên, nhờ được chống lưng tài chính mạnh, Ericsson trở nên có giá trong mắt các đội đua nhóm giữa và nhóm cuối. Dù sao đi nữa, kết quả tốt ở mùa giải 2016 cũng phần nào thể hiện giá trị của anh.

12. Sergio Perez (5.57 điểm)

2016 lại là một mùa giải thành công nữa của Perez, kết thúc ở vị trí thứ 7 – vị trí cao nhất trong sự nghiệp F1, xếp trên cả bộ đôi tay đua của Williams. Sau 3 năm là đồng đội của nhau, các con số thống kê chỉ ra rằng Perez và Hulkenberg dường như là một trong số những cặp đồng đội cân bằng nhất. Hulkenberg dẫn trước 34 – 24 ở phân hạng và Perez vượt lên 27 – 24 trên đường đua và Perez cũng hơn Hulkenberg về mặt điểm số 238 – 226.

Cũng phải nói thêm rằng chiếc xe đua của Force India ở mùa giải này là rất ấn tượng cho dù ngân quỹ của họ là không lớn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật Chương. ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN