Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Tan nát ĐT bóng bàn Việt Nam

Mọi việc có lẽ được giấu nhẹm nếu không có một trong các VĐV dự giải lên tiếng vì chứng kiến những cảnh tượng không thể chấp nhận được của đội tuyển bóng bàn VN tại Giải bóng bàn vô địch Đông Nam Á 2012 ở Lào.

Dù tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Vương Bích Thắng cho biết sẽ đuổi hai VĐV đánh nhau là Tô Đức Hoàng (Tập Đoàn Dầu Khí) và Lê Tiến Đạt (Quân Đội) khỏi đội tuyển nhưng vấn đề của bóng bàn VN không chỉ nằm ở câu chuyện xấu hổ trên. Gốc rễ vấn đề là do tình trạng bê bối ở bộ môn bóng bàn trong năm nay từ công tác tuyển chọn VĐV, HLV... dẫn đến việc kiện tụng liên tiếp xảy ra.

Đánh nhau tại bàn ăn

Theo lời kể của các thành viên trong đội tuyển bóng bàn, trong ngày đầu tiên tham dự giải (10-10) sau trận thắng đội tuyển Thái Lan, trong bữa ăn tối hai VĐV Lê Tiến Đạt, Tô Đức Hoàng đã có những lời lẽ xúc phạm nhau. Người khơi mào cho tranh cãi là Lê Tiến Đạt - VĐV bị Công ty cổ phần Văn hóa thể thao dầu khí (chủ quản CLB bóng bàn PetroVietnam) kiện đến Tổng cục TDTT vì Tiến Đạt có thành tích kém hơn Đức Hoàng nhưng lại được chọn dự giải ở Lào. Không kiềm chế được bản thân và cho rằng bị Đạt xúc phạm, Hoàng đã xông vào tấn công Đạt. HLV trưởng đội tuyển Lê Xuân Phong cho biết hai bên xô xát nhau và Hoàng đẩy Đạt ngã vào tấm panô ngăn giữa nhà ăn và lối đi khiến chảy máu và phải khâu năm mũi.

Dù có mặt ông Phạm Đức Thành - phó vụ trưởng Vụ Thể thao thành tích cao kiêm tổng thư ký Liên đoàn Bóng bàn VN - tại Lào nhưng mọi thông tin đều được giữ kín sau khi đội tuyển bóng bàn về VN ngày 15-10. HLV Lê Xuân Phong nói: “Sau khi đoàn về, do có hai ngày nghỉ nên chưa thông báo được, nhưng sau đó chúng tôi đã làm báo cáo gửi cơ quan chức năng. Thật ra đó chỉ là va chạm nhẹ ngoài tầm kiểm soát của ban huấn luyện. Chúng tôi chịu trách nhiệm về vụ việc ngoài ý muốn này”.

Thôi chức HLV trưởng đối với HLV Lê Xuân Phong

Tối 19-10, sau khi nghe báo cáo về cuộc họp giữa ban huấn luyện  đội tuyển bóng bàn, bộ môn và Liên đoàn Bóng bàn VN, Tổng cục TDTT đã quyết định cho thôi chức HLV trưởng đối với HLV Lê Xuân Phong.

Tan nát ĐT bóng bàn Việt Nam - 1

Dù được CLB PetroVietnam cảnh báo nhưng HLV Lê Xuân Phong (giữa) vẫn được cử làm HLV trưởng đội tuyển bóng bàn VN

Ông Vương Bích Thắng cho biết do đội tuyển đang chuẩn bị cho Giải cây vợt vàng tại TP.HCM nên Tổng cục TDTT chưa thể tìm người thay HLV Lê Xuân Phong làm công tác chuyên môn vì quá gấp. Do vậy tạm thời ông Lê Xuân Phong sẽ thôi chức HLV trưởng nhưng vẫn làm HLV của đội tuyển dự Giải cây vợt vàng. Đồng thời, tăng cường trưởng bộ môn Nguyễn Đức Long lên nắm đội tuyển. Về lâu dài, Tổng cục TDTT đã liên hệ để mời một chuyên gia CHDCND Triều Tiên huấn luyện đội tuyển bóng bàn.

Chiều 19-10, một cuộc họp đã được tổ chức tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội với sự tham dự của ban huấn luyện đội tuyển, ông Nguyễn Đức Long - trưởng bộ môn, ông Phạm Đức Thành mà không có bất cứ lãnh đạo nào của Tổng cục TDTT, Vụ Thể thao thành tích cao.

Sau cuộc họp, ban huấn luyện và bộ môn quyết định không cho Hoàng, Đạt tham dự Giải các cây vợt vàng tại TP.HCM vào đầu tháng 11 tới.

Mâu thuẫn nội bộ và 4 lần bỏ cuộc

Điều đáng nói, trong chuỗi sự cố đáng xấu hổ của bóng bàn VN nhiều năm qua đã không có bất cứ cá nhân nào phải nhận hình thức kỷ luật thích đáng.

Tháng 9 vừa qua, sau khi gửi lá đơn khiếu nại lần hai, Công ty cổ phần Văn hóa thể thao dầu khí đã lên tiếng đề nghị Tổng cục TDTT loại HLV Lê Xuân Phong khỏi vị trí HLV trưởng đội tuyển bóng bàn VN. Theo ông Trương Thới Nhiệm, phó giám đốc công ty nói trên, ông Lê Xuân Phong đã để xảy ra hậu quả nghiêm trọng trong lần đưa đội tuyển bóng bàn tham dự Giải vô địch thế giới tại Hà Lan năm 2011 khiến các VĐV VN bỏ cuộc, gây lãng phí tiền của Nhà nước.

Theo thống kê của CLB bóng bàn PetroVietnam gửi lãnh đạo Tổng cục TDTT trước ngày đội lên đường đến Lào: từ năm 2005-2011 đội tuyển bóng bàn VN đã bốn lần bỏ cuộc tại Giải vô địch châu Á năm 2005 ở Hàn Quốc, Giải vô địch thế giới năm 2007 tại Croatia, Giải vô địch thế giới năm 2010 ở Nga; Giải vô địch thế giới 2011 tại Hà Lan. Cả bốn lần đội tuyển bóng bàn VN bỏ cuộc nói trên đều do ông Phạm Đức Thành làm trưởng đoàn.

Nhưng những cảnh báo của CLB PetroVietnam đã bị lãnh đạo Tổng cục TDTT phớt lờ. Tại Giải bóng bàn vô địch Đông Nam Á 2012, ông Phong vẫn là HLV trưởng đội tuyển và ông Thành tiếp tục là trưởng đoàn. Từ đây, VĐV Lê Tiến Đạt dù được đánh giá có phong độ kém hơn nhưng vẫn được chọn đánh nội dung đồng đội nam cùng hai tay vợt Đinh Quang Linh, Trần Tuấn Quỳnh. Còn tay vợt Đào Duy Hoàng (PetroVietnam) không được tham gia dẫn đến việc đồng đội nam VN thua Indonesia 1-3. Ngay sau khi không được xếp đánh đồng đội, Đào Duy Hoàng đã khóc tại nhà thi đấu. Việc xô xát giữa một VĐV khác của PetroVietnam là Tô Đức Hoàng với Lê Tiến Đạt chỉ là giọt nước tràn ly sau rất nhiều bức xúc vì mâu thuẫn trong đội tuyển.

Ông Lâm Quang Thành, phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, nói lỗi ở đây là từ ban huấn luyện đội tuyển, bộ môn, liên đoàn bóng bàn và Vụ Thể thao thành tích cao. Còn theo đại diện một CLB bóng bàn có VĐV dự giải đấu nói trên: “Việc tuyển chọn VĐV nhiều năm qua luôn không công bằng, mang tính cá nhân của HLV, lãnh đạo bộ môn. Do cách quản lý của bộ môn, liên đoàn yếu kém, lỗi hai VĐV này chỉ một nhưng lỗi của người lớn là 10”.

Sa sút thành tích

Đội tuyển VN đến Lào với các tay vợt nam Đào Duy Hoàng (PetroVietnam), Trần Tuấn Quỳnh (Hà Nội), Đinh Quang Linh, Lê Tiến Đạt (Quân Đội). Các VĐV nữ gồm: Mỹ Trang (Viễn Thông TP.HCM), Việt Linh (Quân Đội), Thiên Kim (Tiền Giang), Trường Giang (Bộ Công An), Nguyễn Thị Nga (Hà Nội). Riêng hai VĐV Phan Huy Hoàng (Hà Nội T&T), Tô Đức Hoàng (PetroVietnam) ban đầu không có tên trong danh sách dự giải, nhưng do Tập đoàn T&T và Tập đoàn Dầu khí gửi đơn kiện lên Tổng cục TDTT nên sau đó hai VĐV này mới được gọi bổ sung.

Tại Lào, bóng bàn VN chỉ đoạt 2 HCB, 6 HCĐ. Ở các giải trước đó, bóng bàn VN đều có HCV. Tại Giải vô địch Đông Nam Á 2010, bóng bàn VN thậm chí đoạt đến 5 HCV.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo K.Xuân (Tuổi Trẻ)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN