Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Sững sờ nhà vô địch điền kinh bị “thiến sinh học” phải giải nghệ

(Tin thể thao, tin hậu trường) Tổ chức Theo dõi Nhân quyền kêu gọi các cơ quan quản lý thể thao xem xét các vi phạm nhân quyền trong việc kiểm tra giới tính của các vận động viên nữ.

Caster Semenya, nữ VĐV người Nam Phi là một ngôi sao điền kinh cự ly trung bình được cả thế giới biết tới, bởi cô có thân hình chẳng khác gì nam giới. Sau chiến thắng của Caster Semenya tại giải vô địch thế giới năm 2009, có thông báo rằng cô đã bị kiểm tra giới tính. Semenya bị rút khỏi cuộc thi đấu quốc tế cho đến ngày 6/7/2010 khi Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (IAAF) cho phép cô trở lại.

Caster Semenya (áo vàng) có hàm lượng testosterone cao hơn VĐV nữ thông thường nhưng cô không phải nam giới

Caster Semenya (áo vàng) có hàm lượng testosterone cao hơn VĐV nữ thông thường nhưng cô không phải nam giới

Vào năm 2019, các quy định mới của IAAF có hiệu lực ngăn cấm những phụ nữ như Semenya tham gia các sự kiện điền kinh chạy 400 m, 800 m và 1500 m, trừ khi họ dùng thuốc để giảm mức testosterone. Đã có rất nhiều làn sóng, các cuộc biểu tình để đòi lại công bằng cho nữ VĐV Nam Phi, tuy nhiên quyết định của IAAF là rất rõ ràng.

Trở thành cái tên để IAAF phải "đau đầu" khi đưa ra một giới hạn mới cho các VĐV nữ, Semenya được vinh danh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất năm 2019 của tạp chí Time. Semenya trở thành chủ đề bàn tán nhưng cô còn may mắn hơn rất nhiều so với Annet Negesa, nữ VĐV điền kinh cự ly trung bình người Uganda. 

Trong bài viết trên trang The 19th Empowers có tựa đề "Vi phạm nhân quyền kiểm tra giới tính của các VĐV nữ", Annet Negesa người phải chia tay thể thao sau khi bị kiểm tra giới tính đã nói hết sự thật. Từng giành 2 HCV giải vô địch điền kinh trẻ châu Phi 2011, giành HCĐ thế giới 2010, nhưng sự nghiệp của VĐV 28 tuổi đã khép lại nhanh chóng. 

Annet Negesa được cho là người liên giới tính, thuộc nhóm có xu hướng không điển hình giới tính, đặc biệt là những bất thường về bộ phận sinh dục bên ngoài lẫn cơ quan sinh sản bên trong (với bộ phận sinh dục nữ bên ngoài và cơ quan bên trong như của nam giới), làm cho giới tính không rõ ràng

Nghi ngờ cô là VĐV nam giả nữ, Negesa đã phải trải qua nhiều lần kiểm tra doping và giới tính, và người ta kết luận VĐV này có hàm lượng testosterone trong cơ thể cao hơn bình thường. Theo quy định của Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh Quốc tế, cô phải giảm mức testosterone để cạnh tranh với các đồng nghiệp nữ.

Tháng 7/2012, Negesa chuẩn bị thi đấu tại Olympic London, người quản lý cho biết mức testosterone của cô quá cao nên sẽ không được tham dự Thế vận hội. Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh Quốc tế (nay là Liên đoàn Điền kinh Thế giới) yêu cầu Negesa phải đến Pháp và gặp bác sĩ nếu muốn tiếp tục được thi đấu.

Cuối năm đó, Negesa tới Nice (Pháp) để trải qua một cuộc kiểm tra sức khỏe và một bác sĩ đã hướng dẫn cô phẫu thuật ở Kampala. Theo báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một quan chức thể thao địa phương ở đây đã đưa cô đến buổi hẹn, nơi bác sĩ nói với cô rằng họ sẽ tiến hành “một cuộc phẫu thuật đơn giản, như tiêm thuốc”. 

Annet Negesa sau khi trải qua ca phẫu thuật "thiến sinh học" đã chia tay sự nghiệp thể thao

Annet Negesa sau khi trải qua ca phẫu thuật "thiến sinh học" đã chia tay sự nghiệp thể thao

Vài giờ sau, Negesa nói rằng cô tỉnh dậy với những vết sẹo trên bụng và giấy xuất viện. Theo báo cáo, bác sĩ đã phẫu thuật cắt tuyến sinh dục để loại bỏ tinh hoàn bên trong, một thủ thuật thường được thực hiện trên những người khác giới, nhằm ngăn chặn quá trình sản xuất các tế bào sinh dục. 

Negesa sau đó nói rằng người ta đã thực hiện sai mục đích của cuộc phẫu thuật. Không được chăm sóc y tế đầy đủ và những tổn hại về thể chất lẫn tinh thần sau ca phẫu thuật đã kết thúc sự nghiệp thể thao của cô. Không thể lấy lại sức, Negesa mất học bổng đại học. Người quản lý của cô đã nghỉ việc vào năm 2016. Cô xin tị nạn ở Đức, đây cũng là nơi cô gái 28 tuổi đang sinh sống.

Nữ thần bi-a châu Á đẹp long lanh, tiết lộ lý do 37 tuổi vẫn “ế”

(Tin thể thao, tin bi-a) Cơ thủ Phan Hiểu Đình tiết lộ nguyên nhân chính khiến cô chưa thể có bạn trai dù đã 37 tuổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.H (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Scandal góc tối thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN