Sững sờ giải châu Á: Việt Nam hơn Nhật Bản, Trung Quốc thua Turkmenistan
(Tin thể thao, Tin AIMAG) Với phong độ xuất sắc của bơi và cờ vua giúp Việt Nam lần thứ 3 vượt qua Nhật Bản trên bảng xếp hạng huy chương AIMAG. Bất ngờ lớn nhất là việc Trung Quốc lần đầu tiên phải xếp thứ 2 ở giải đấu diễn ra trên đất Turkmenistan.
Video Ánh Viên phá kỷ lục 100m hỗn hợp (AIMAG 5)
Việt Nam vượt Nhật Bản, Trung Quốc lần đầu về nhì tại AIMAG
Sau 10 ngày thi đấu, Đại hội thể thao trong nhà & võ thuật châu Á lần thứ 5 đã khép lại tối (27/9) tại Turkmenistan. Trong những ngày qua, 4.012 VĐV tới từ 63 quốc gia đã được tạo điều kiện tốt nhất để thi đấu và đạt kết quả tốt nhất. Có thể nói giải đấu AIMAG lần thứ 5 diễn ra ở Turkmenistan đã thành công tốt đẹp.
Quang Liêm (3 HCV), Ánh Viên (2 HCV) giúp Đoàn thể thao Việt Nam vượt chỉ tiêu
Đại hội thể thao trong nhà & võ thuật châu Á hay còn gọi là AIMAG, có tiền thân là hai giải Đại hội thể thao trong nhà châu Á và Đại hội võ thuật châu Á, được kết hợp lại chính thức từ năm 2013. Trong 5 lần trước đó, đoàn thể thao Trung Quốc đều dẫn đầu bảng xếp hạng với số lượng huy chương vượt trội, song năm nay chủ nhà Turkmenistan đã thống trị giải đấu.
Công thức của nước chủ nhà rất đơn giản: tổ chức thật nhiều môn chơi sở trường liên quan tới bộ môn vật. Theo thống kê, 4 lần trước đó Turkmenistan chỉ giành được 3 HCV, song ở Đại hội lần này họ đã giành tới 89 HCV, xếp số 1 giải đấu hơn Trung Quốc tới 57 HCV.
Trong lần thứ 5 dự AIMAG, Việt Nam không có được kết quả tốt nhất, song chúng ta đã vượt chỉ tiêu giành 5 tới 7 HCV trước lúc lên đường, sau thành công ở SEA Games, chúng ta lại đón thêm tin vui từ AIMAG.
Top 20 đoàn giành huy chương AIMAG 5
Kết thúc đại hội với số HCV gấp đôi chỉ tiêu, chúng ta phải kể tới những cái VĐV xuất sắc nhất như Lê Quang Liêm (3 HCV), Ánh Viên (2 HCV), Trường Sơn (2 HCV), Quốc Nguyện (1 HCV)..., Những thành tích vang dội, ngoài dự tính của các VĐv trên đã giúp Việt Nam lần thứ 3 liên tiếp vượt qua Nhật Bản trên bảng xếp hạng AIMAG.
Ở lần tham dự đầu tiên 2005 tiếp đó là 2007, thể thao Việt Nam (TTVN) đều xếp sau Nhật Bản, song ở 3 lần liên tiếp (2009, 2013, 2017) chúng ta đã vượt qua cường quốc thể thao này.
AIMAG, giải đấu tầm cỡ châu Á nhưng không thu hút được VĐV giỏi
Giải đấu mang tầm cỡ châu lục và thu hút nhiều thành viên tham dự, song do thi đấu ở trong nhà với hầu hết các môn không có trong nội dung tranh tài ở Olympic, nên AIMAG chưa thật sự thu hút như ASIAD.
Sun Yang (Trung Quốc) 2 HCV Olympic và nhiều VĐV khác không tham dự
AIMAG thường được tổ chức vào năm lẻ, nó như giải đấu khởi động cho Đại hội thể thao châu Á (ASIAD), dù vậy nó vẫn không thu hút được các VĐV giỏi nhất tới tham dự.
Có thể lấy ví dụ đơn cử nhất ở môn bơi, một loạt các ngôi sao lớn nhất của các đội tuyển không tham dự. Sun Yang (Trung Quốc), Park Tae Hwan (Hàn Quốc), Ippei Watanabe (Nhật Bản), Singapore cũng không mang tới AIMAG kình ngư từng giành HCV Olympic của họ là Schooling.
Với môn cờ vua, đoàn Trung Quốc chỉ cử tới Đại hội những kỳ thủ số 2, 3, 4 còn không cử người đứng số 1 Ding Liren đến thi đấu.
Những ví dụ trên cho thấy giành HCV ở AIMAG chưa chắc các VĐV đã là người giỏi nhất châu Á, mà đây chỉ là giải đấu để các VĐV cọ sát, học hỏi để chuẩn bị cho Đại hội thể thao châu Á ngoài trời vào năm kế tiếp.
Những chi tiết lần đầu tiên xuất hiện sau AIMAG 2017 - Turkmenistan lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng huy chương, với 89 HCV. - Trung Quốc lần đầu tiên bị hạ bệ ở AIMAG, sau 4 lần đứng đầu đại hội. - Việt Nam lần đầu tiên đứng hạng 9 chung cuộc. Thành tích tốt nhất của chúng ta tại AIMAG 2009 (khi đó là Đại hội thể thao trong nhà châu Á), Việt Nam xếp thứ 2 với 42 HCV. - Thái Lan cũng lần đầu tiên kết thúc đại hội với vị trí thứ 6, kết quả đáng thất vọng nhất của họ sau 5 lần tham dự. |
2 kỳ thủ cờ vua Việt Nam có ngày thi đấu thành công vang dội ở nội dung cờ chớp.