Trận đấu nổi bật

jannik-vs-casper
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Casper Ruud
0
krawietz-va-puetz-vs-arevalo-va-pavic
Nitto ATP Finals
T. Puetz & K. Krawietz
-
M. Pavic & M. Arevalo
-
jannik-vs-taylor
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
-
Taylor Fritz
-

Sự phát triển của cộng đồng bowling Việt Nam (Kỳ 2)

Từ một loại hình giải trí mới du nhập và còn mới lạ với cộng đồng, đến nay bowling ở Việt Nam đã được công nhận là một bộ môn thể thao xã hội hóa, hình thành cho mình một cộng đồng riêng, rộng khắp và đạt được những thành tích đáng nể trong những giải đấu lớn trong nước và quốc tế.

Nguyên nhân thứ ba là ở nước ta Bowling lại bị xếp vào bộ môn xã hội hoá , để cho tự phát triển với sự giúp sức từ xã hội nên việc hỗ trợ về vật chất, phương tiện, con người rất hạn chế. Chưa nói đến các hạn chế trong các hoạt động nhằm thu hút cộng đồng như thiếu những giải đấu lớn trong nước, được tổ chức bài bản .

Riêng việc tập luyện và đưa các VĐV là đại diện quốc gia ra thi đấu ở những đấu trường quốc tế lớn cũng không có được chính sách như các bộ môn khác. Dù bản thân bộ môn bowling không đòi hỏi nhiều sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo, vì đã có nguồn cơ sở vật chất, con người và số lượng VĐV nền tảng.

Sự phát triển của cộng đồng bowling Việt Nam (Kỳ 2) - 1

VĐV Nguyễn Thành Phố và Lê Anh Tuấn ở Asiad 17

Có thể nhìn thấy điều đó qua bảng thống kê các giải đấu lớn với chỉ 12 bộ huy chương mỗi nước cho 6 VĐV nam và 6 VĐV nữ.” VĐV Nguyễn Thành Phố chia sẻ, anh là một trong những người đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển của Bowling Việt Nam, bản thân anh đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn để có thể đến với bộ môn bowling và đạt được những thành công như hiện nay.

Ở những sân chơi thể thao lớn như ASIAD, SEAGAMES… những VĐV Bowling như Nguyễn Thành Phố, Lê Anh Tuấn… khi muốn tham gia thi đấu nhằm học hỏi kinh nghiệm, đóng góp thành tích cho thể thao nước nhà thì phải tự bỏ tiền túi của mình đi thi đấu hoặc tự liên hệ tìm nhà tài trợ cho đủ kinh phí thì mới được nhà nước đồng ý làm thủ tục cho đi.

Trong kỳ ASIAD 17 tổ chức tại Myanmar vừa rồi, Nguyễn Thành Phố, Lê Anh Tuấn và các vận động viện trong đoàn Bowling đã phải tự bỏ hoàn toàn 100% kinh phí để được tham dự thi đấu cùng đoàn thể thao Việt Nam, kinh phí dự tính mỗi VĐV phải bỏ ra cho việc đi lại, ăn uống và thuê chỗ nghỉ trong kỳ Asiad lên tới hơn 3000 USD.

Nhìn các nước trong khu vực: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật…., họ rất quan tâm đến sự phát triển của bowling, coi đó là một môn thể thao đúng nghĩa, một môn thế mạnh và tạo điều kiện rất lớn về cơ sở vật chất, sinh hoạt để các VĐV có thể tập luyện tốt nhất.

Còn tại Việt Nam, các VĐV tập bowling để tham dự Asiad như những hoạt động phong trào, thiếu sự đầu tư đúng mức, VĐV phải tự bỏ tất cả kinh phí nên dù VĐV có cố gắng rất lớn nhưng hố sâu khoảng cách giữa Bowling Việt Nam và quốc tế trong sân chơi tầm cỡ châu lục như ASIAD là điều không thể tránh khỏi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Bảo (Thethaohcm.vn)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN