Trận đấu nổi bật

jelena-vs-magdalena
Adelaide International
Jelena Ostapenko
2
Magdalena Frech
1
sara-vs-alina
Australian Open
Sara Errani
2
Alina Korneeva
1
david-vs-rinky
Adelaide International
David Goffin
0
Rinky Hijikata
2
pablo-vs-jakub
ASB Classic
Pablo Carreno Busta
1
Jakub Mensik
2
anna-vs-belinda
Adelaide International
Anna Kalinskaya
0
Belinda Bencic
1
danielle-vs-ons
Adelaide International
Danielle Collins
0
Ons Jabeur
0

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 3 45

Mới du nhập vào Việt Nam cách đây chưa lâu nhưng cầu lông tốc độ (Speedminton) đang ngày càng thu hút nhiều người chơi tại TP HCM.

Gần đây, nhiều môn thể thao mới, độc đáo của thế giới đã du nhập vào Việt Nam và được nhiều người hào hứng tham gia, đặc biệt là các bạn trẻ. Ngoài bóng đá, tennis, cầu lông, thể dục, võ thuật..., bạn đã nghe nói đến những môn thể thao mới đang được chào đón ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...? Hãy cùng tìm hiểu về những môn thể thao lạ ở Việt Nam qua loạt bài “Khám phá những môn thể thao mới lạ và hấp dẫn” bắt đầu từ ngày 22/4.

Vào mỗi buổi sớm hay chiều tối, dòng người đi ngang qua công viên Gia Định (Gò Vấp, TP HCM) không khỏi tò mò khi nhìn thấy một vài nhóm người đang chơi môn thể thao lạ mà lại quen. Đó chính là môn cầu lông tốc độ (Speedminton).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ý tưởng về môn cầu lông tốc độ được tìm ra bởi ông Bill Brandes (người Đức) và được nghiên cứu thay đổi lại cho phù hợp đến sản phẩm cuối cùng bởi công ty Speedminton. Các nhà phát minh đầu tiên đặt tên cho môn thể thao mới này là “Shuttleball”. Vào năm 2001, môn thể thao này mới được đổi tên thành “Speedminton” (cầu lông tốc độ).

Thực ra, cầu lông tốc độ là môn thể thao chơi bằng vợt kết hợp các yếu tố từ các môn thể thao khác gần giống như cầu lông, squash và tennis. Hiện nay môn thể thao Speedminton đang được phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và nó chỉ mới du nhập vào Việt Nam cách đây không lâu.

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 1

Cầu lông tốc độ - môn thể thao lạ mà lại quen

Môn thể thao này khác với cầu lông và tennis trong thi đấu phải sử dụng lưới, còn Speedminton trong thi đấu có thể chơi không cần lưới ở giữa và có thể không cần sân chơi quy định (Freestyle). Nên có thể chơi trên sân tennis, đường phố, bãi biển, các khu phòng tập thể dục đa năng…

“Môn thể thao này hay ở chỗ nó có thể chơi được ở mọi địa hình, mọi lúc mọi nơi. Thậm chí, ban đêm cũng có thể chơi được khi người chơi có thể gắn thêm đèn vào trái cầu. Trái cầu được thiết kế bằng cao su đặc biệt, khi gặp gió lớn cũng có thể đánh được mà không bị ảnh hưởng. Cầu lông tốc độ thú vị ở chỗ nữa là người chơi có thể đánh đơn, đánh đôi, hay 4 người và 8 người xếp thành vòng tròn cũng chơi được…”, anh Châu Thanh Ngôn – một người chơi cầu lông tốc độ ở công viên Gia Định cho biết.

Trong khi đó, bạn Hoàng Thanh (Sinh viên ĐH Công Nghiệp TP HCM) đã chia sẻ: “Tụi em biết đến môn thể thao này trên internet. Sau khi nó du nhập vào Việt Nam, tụi em cũng chỉ muốn chơi thử do tính tò mò. Càng chơi thì lại càng bị thu hút. Bởi cầu lông tốc độ dù có vẻ lạ lẫm nhưng luật chơi đơn giản, dễ chơi và có thể rèn luyện sức khỏe mọi lúc, mọi nơi.”

Anh Tuấn, một người tham gia chơi cầu lông tốc độ từ ngày mới du nhập vào Việt Nam thì nói: “Cái hay của Cầu lông tốc độ ở chỗ nó được kết hợp từ nhiều môn thể thao tương tự như tennis, cầu lông… Trước kia tôi từng tập luyện tennis nên chuyển qua chơi môn này không khó. Hơn nữa, mọi lứa tuổi đều chơi được Speedminton nên cả gia đình tôi chọn chơi môn thể thao này để rèn luyện sức khỏe…”

Với nhiều điều thú vị đến từ môn thể thao “lạ mà quen” này, cầu lông tốc độ đang dần thu hút khá nhiều người chơi trên địa bàn TP HCM. Hiện có một số CLB cầu lông tốc độ đang hoạt động khá đều đặn vào hầu hết các ngày trong tuần tại công viên Gia Định (Gò Vấp), KDC Phan Văn Trị (Gò Vấp), nhà thi đấu Phú Thọ (Quận 11)… Được biết, các CLB kể trên đang phối hợp cùng nhau để cho ra đời một giải đấu Speedminton trong tương lai không xa.

Dưới đây là một số hình ảnh người dân TP HCM chơi cầu lông tốc độ:

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 2

Hiện tại, ở TP HCM người chơi có thể tìm đến các CLB Cầu lông tốc độ ở công viên Gia Định (Gò Vấp) hay NTĐ Phú Thọ (Quận 11)

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 3

Các CLB thường bắt đầu tập luyện, thi đấu từ 5h30 sáng hay 16h30 chiều

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 4

Chỉ mới du nhập vào Việt Nam cách đây chưa lâu nhưng Speedminton đang thu hút nhiều người chơi

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 5

Cầu lông tốc độ có luật chơi khá đơn giản

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 6

Anh Tuấn - một người chơi Cầu lông tốc độ cho biết đây là môn thể thao rèn luyện sức khỏe rất tốt

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 7

Cầu lông tốc độ có thể chơi được ở mọi địa hình

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 8

Và còn chơi được cả khi trời tối

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 9

Bởi người chơi có thể gắn thêm đèn vào trái cầu

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 10

Cầu lông tốc độ là sự kết hợp giữa cầu lông và tennis

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 11

Vợt gần giống với vợt tennis

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 12

Cầu được thiết kế đặc biệt với đế bằng cao su

Speedminton: Chơi tennis không cần...lưới - 13

Loại cầu dành riêng cho trẻ em

Video về môn thể thao Speedminton:

Luật chơi

Sân chơi gồm 2 sân hình vuông (5,5 x 5,5m) ở đối diện nhau. Khoảng cách giữa hai ô vuông trong khoảng 8,8m – 12,8m tuỳ theo độ tuổi người chơi.

Có thể chơi trên một nửa sân tennis

Mục đích của trò chơi là đánh trái cầu vào phần khung sân quy định của cầu thủ đối diện khi đó bạn có 1 điểm. Nếu cầu rơi bên ngoài vùng sân quy định của đối thủ thì đối thủ sẽ được 1 điểm.

Cả 2 người chơi được phép di chuyển ra ngoài vùng sân, hay bất cứ vị trí nào trong sân trong quá trình chơi. Người đạt được 16 điểm trước sẽ là người thắng cuộc trong trận đấu. Sau mỗi set các đối thủ trao đổi vị trí sân cho nhau.

Tại điểm số đồng nhau 15 : 15 trận đấu sẽ kết thúc nếu 1 bên dẫn trước 2 điểm. Mỗi đối thủ giao cầu 2 lần.

Cầu (Speeder)

Cầu Match Speeder được dùng cho các trận thi đấu bình thường.

Sử dụng sân 5,5m – 8,8m – 5,5m

Cầu Fun Speeder được dùng cho các trận đấu U14 trở xuống.

Sử dụng sân 5,5m – 8,8m – 5,5m

Cầu Tube Cross được dùng cho các trận đấu ngoài trời, khoảng cách xa và chơi tốt trong điều kiện có gió.

Cầu Tube Night được dùng cho các trận đấu ban đêm. Phần đầu của cầu được làm bằng nhựa trong và có lỗ gắn đèn phát quang để đánh ban đêm.

Ngoài ra các loại cầu khác cũng được thiết kế để có thể gắn đèn phát quang.

Vợt

Cầu lông tốc độ “Speedminton” sử dụng vợt đặc biệt được thiết kế chuyên dụng. Với cân nặng khoảng 170 gram và hình dáng đặc biệt.

Chiều dài của vợt từ 58-60cm đảm bảo độ kiểm soát bóng chính xác với tốc độ nhanh.

Vợt của môn Speedminton có cấu tạo rất khác với vợt cầu lông. Về độ cứng, màu sắc, sức căng của dây tạo ra một môn thể thao bằng vợt với tốc độ nhanh nhất thế giới.

Sân chơi

Đường biên gồm hai hình vuông 5,5 x 5,5m (18 ft). Hai sân vuông cách nhau một khoảng ở giữa từ 8,8m – 12,8m tuỳ theo độ tuổi của người chơi.

U14 trở xuống sử dụng sân 5,5 x 5,5m và khoảng cách giữa hai sân là 8,8m.

U14 trở lên sử dụng sân 5,5 x 5,5m và khoảng cách giữa hai sân là 12,8m.

T.H (Tổng hợp)

XEM THÊM CÁC KỲ
Kỳ đầu tiên 1 2 3 45

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tuấn ([Tên nguồn])
Khám phá môn thể thao lạ ở Việt Nam Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN