Trận đấu nổi bật

francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
1
Grigor Dimitrov
0
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
3
Nick Kyrgios
0
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
3
Nishesh Basavareddy
1
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
2
Caroline Garcia
1

Số 1 tennis năm 2018: Djokovic đấu Nadal, hay sự vĩ đại của ATP

Nếu Djokovic lấy được ngôi vị số 1 từ tay Nadal, đó là sự vĩ đại tiếp nối sự vĩ đại.

Video Djokovic vượt qua Chardy ở vòng 2 Thượng Hải Masters mới đây:

Vài tháng trước nó hẳn là câu chuyện hoang đường nếu nói về việc Djokovic lấy ngôi vị số 1 thế giới trong năm 2018, ban đầu là từ tay Federer, rồi sau đó là Nadal

Djokovic bắt đầu năm 2018 với vị trí thứ 12. Sáu giải đầu tiên không lần nào vào tới tứ kết, bao gồm bốn giải Masters đầu tiên bị loại ngay sau trận đầu tới hai lần.

Kết cục là tới tháng Năm, lần đầu tiên kể từ 2006 Djokovic bị bật ra khỏi Top 20 thế giới.

Nhưng nếu Djokovic có giành được ngôi vị số 1 vào cuối năm nay hay một thời điểm nào khác từ tay Nadal thì ngoài sự tôn vinh cho một nỗ lực diệu kỳ của bản thân tay vợt này, nó còn là sự tiếp nối một truyền thống vĩ đại do chính những tay vợt vĩ đại nhất của tennis đương đại tạo nên.

Có lẽ, không có bất cứ ai trên thế giới này hồ nghi về sự xứng đáng tới mức tuyệt đối của bảng xếp hạng quần vợt nam thế giới, đặc biệt là ở vị trí số 1 trong quãng thời gian hơn một thập kỷ gần đây.

Số 1 tennis năm 2018: Djokovic đấu Nadal, hay sự vĩ đại của ATP - 1

Federer sở hữu kỷ lục có thể tồn tại cả trăm năm: 237 tuần liên tiếp ở ngôi số 1

Sự khả tín của ATP ranking hay sự vĩ đại của Big 4

Khi nói tới bảng xếp hạng FIFA, điều xuất hiện thường trực nhất là sự mỉa mai, vì vị trí số 1 đa phần thuộc về một đội tuyển nào đó không cần phải vô địch World Cup hay các giải đấu ở châu lục mà nó là thành viên.

Hoặc đôi khi lại xuất hiện những đội tuyển không thi đấu nhưng vẫn thăng tiến trên bảng xếp hạng qua từng tháng mà chính đội tuyển Việt Nam là một ví dụ.

Khi nói tới bảng xếp hạng golf thế giới, tay golf đứng vị trí số 1 của World Golf Ranking hiện là Dustin Johnson, nhưng cả mùa 2018 này (bắt đầu từ tháng 10 năm trước) anh không đăng quang lần nào ở bốn giải Major (tương tự Grand Slam của tennis), cũng không lên ngôi ở Fedex Cup.

Thậm chí là WTA ranking, hệ thống xếp hạng của quần vợt đơn nữ, có vài vấn đề tranh cãi trong khoảng một thập kỷ qua, nhưng thường là người đứng vị trí số 1 không phải xuất sắc nhất, thậm chí chưa từng giành Grand Slam.

Với FIFA hay golf, nó là hệ thống tính điểm và cách xếp hạng. Nhưng khi một hệ thống có nguyên tắc tính điểm gần như tương tự là WTA cũng có vấn đề thì nó phải bắt nguồn từ chất lượng của các tay vợt, bao gồm sự cạnh tranh của tất cả và cá nhân những người dẫn đầu.

Kể từ khi Federer lấy ngôi số 1 thế giới vào 2/2/2004 từ tay của Juan Carlos Ferrero bằng cách đánh bại Marat Safin trong trận chung kết, chỉ có cả thảy 4 tay vợt đứng ở vị trí cao quý đó. Ba người còn lại là Nadal, Djokovic và Murray cũng là những người làm nên Big 4.

Trong năm Federer lần đầu đứng số 1 thế giới đó, anh đã giành cả thảy 11 danh hiệu trong tổng số 17 giải đấu, và sự liên tục của huyền thoại người Thuỵ Sĩ trở thành kỷ lục có thể tồn tại cả trăm năm: 237 tuần liên tiếp.

Nadal, người kế tục vị trí số 1 của Federer vào ngày 18/8/2008 dĩ nhiên vô cùng xứng đáng. Nadal thậm chí còn trở thành tay vợt đầu tiên sau Bjorn Borg vô địch Roland Garros và Wimbledon trong cùng một năm, sau hai năm liên tiếp bất thành (vì thất bại ở chung kết Wimbledon 2016 và 2017), rồi mới trở thành số 1. 

Djokovic trở thành số 1 có thể gian nan không bằng, nhưng cách anh chinh phục nó trong một giai đoạn cũng rất ấn tượng: Đánh bại chính số 1 liên tục qua nhiều giải đấu quan trọng, thắng Nadal 7 trận chung kết diễn ra trước và sau khi anh bước lên bục cao nhất đó (4/7/2011). 

Rồi Andy Murray, vô địch Grand Slam trước, giành tấm HCV Olympic trước, là một nhà vô địch thường trực ở Masters 1000, thậm chí sẽ là tay vợt số 2 xuất sắc nhất mọi thời đại nếu như anh không bước lên ngôi số 1 vào ngày 7/11/2016, không trở thành người Anh đầu tiên làm được điều vinh dự ấy kể từ khi hệ thống xếp hạng ATP ra đời năm 1973.

Suốt 45 năm qua, ATP đã có nhiều thay đổi cả về hệ thống giải đấu lẫn phân chia điểm thưởng để tạo nên một thách thức ghê gớm cho các tay vợt.

Lần thay đổi đáng kể nhất và gần nhất là 2009, với việc tăng gấp đôi số điểm thưởng ở những giải như Grand Slam, Masters 1000 còn ATP Finals vô địch được 1500 điểm. 

Tính từ cột mốc này, lần Nadal lấy ngôi từ tay của Andy Murray năm 2017 mới là số 1 có ít điểm nhất, chỉ 7.645 điểm vào tuần cuối tháng 8/2017.  

Nhưng số điểm đó tích luỹ từ việc Nadal vào tới chung kết Australian Open, Miami, và vô địch hàng loạt giải đấu như Monte Carlo, Madrid Masters, Barcelona Open, Roland Garros…

Số 1 tennis năm 2018: Djokovic đấu Nadal, hay sự vĩ đại của ATP - 2

Bộ ba vĩ đại nhất thế giới tennis

Djokovic sẽ lấy lại số 1 thế nào?

Nadal đang có 8260 điểm đứng số 1, trong khi Federer đứng số 2 với 6900 điểm còn Djokovic đứng số 3 với 6445 điểm.

Giữa họ, Federer nhiều thách thức hơn cả do anh có 2100 điểm cần bảo vệ, gồm 1000 ở Thượng Hải Masters, 500 từ Basel và 600 điểm từ ATP Finals.

Federer sẽ chỉ tham dự đúng 3 giải này cho tới hết mùa, do vậy nguy cơ mất điểm nhiều hơn là giành thêm điểm.

Đôi vai Nadal chịu ít áp lực hơn. Anh sẽ chỉ mất 600 điểm đã có được từ chức á quân Thượng Hải 2017, trong khi năm ngoái anh chỉ giành được 180 điểm ở Paris Masters, còn tại ATP Finals là 0 (do thua trận đầu và bỏ giải vì chấn thương).

Nhưng nếu gọi là lợi thế thì phải tính đến Djokovic. Yếu tố đầu tiên là tay vợt người Serbia không phải bảo vệ bất cứ điểm số nào, nên bất cứ thành tích nào ở phía trước cũng sẽ giúp anh tích luỹ điểm. Và điều thứ hai, quan trọng hơn là phong độ (vô địch Wimbledon, Cincy Masters để hoàn tất bộ sưu tập 9 giải Masters Vàng, và US Open).

Nếu vô địch Thượng Hải, Djokovic sẽ có 7445 điểm chỉ kém 215 điểm so với 7660 điểm của Nadal (chỉ hơn 15 điểm so với cột mốc thấp nhất 7645 điểm năm 2017).

Cuộc đua số 1 năm 2018 vì thế sẽ được định đoạt ở Paris Masters và đặc biệt là tại ATP Finals ở London, nơi cả Nadal và Djokovic nằm trong số bốn tay vợt giành vé sớm nhất (cùng Federer và Djokovic).

Nadal giữ ngôi? Hay Djokovic trở lại? Dù kịch bản nào xảy ra, số 1 cũng vẫn thuộc về những người xuất sắc nhất năm 2018. Hai trong số ba người vĩ đại nhất của tennis thế giới.

Không phải môn thể thao nào cũng có được sự đua tranh và tấn phong mỹ mãn như thế, dù cho hệ luỵ của việc trở lại ngôi số 1 là nhãn tiền  – điều chúng ta sẽ phân tích trong thời gian tới.

Giải Nadal Federer Djokovic
Thượng Hải - (600) x (1000) x (0)
Basel - x (500) -
Paris x (180) - x (0)
ATP Finals x (0) x (600) x (0)
Điểm hiện tại 8260 6900 6445
Djokovic – Chardy: Bản lĩnh ”thép” vượt hiểm nguy (V2 Thượng Hải Masters)

Bản lĩnh "thép" của tay vợt Serbia được phát huy đúng lúc trong set đấu thứ 2.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Novak Djokovic Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN