Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
1
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
2
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
1
Aleksandar Vukic
1
fabio-vs-grigor
Australian Open
Fabio Fognini
-
Grigor Dimitrov
-
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
-
Nick Kyrgios
-
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
-
Carlos Alcaraz
-
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
-
Nishesh Basavareddy
-
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
-
Caroline Garcia
-

SEA Games này, song kiếm chỉ còn một

Sự kiện: SEA Games 32

(Tin thể thao - Tin SEA Games) Lần đầu tiên kể từ năm 2003, Nguyễn Thị Lệ Dung bỏ lỡ một kỳ SEA Games do chữa trị chấn thương. Thế nhưng, “nữ hoàng kiếm chém” không cảm thấy buồn bởi cô gửi gắm tất cả niềm tin vào người chị song sinh Nguyễn Thị Hoài Thu, một kiếm thủ cũng tài năng không kém.

Giống nhau mọi thứ, trừ… người yêu

Cặp chị em song sinh Nguyễn Thị Hoài Thu và Nguyễn Thị Lệ Dung cùng sinh ngày 9/9/1985, ở tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội trong một gia đình có 3 anh chị em. Cả hai bén duyên với môn kiếm vào năm 2001, khi đoàn tuyển quân ở Sở TDTT Hà Nội về trường tuyển lứa VĐV đầu tiên cho đội kiếm Hà Nội để chuẩn bị cho SEA Games 22.

SEA Games này, song kiếm chỉ còn một - 1

“Song kiếm hợp bích” Lệ Dung-Hoài Thu với những tấm huy chương tại giải VĐ Đông Nam Á 2016, giải đấu cuối cùng trong sự nghiệp của Lệ Dung. Ảnh: Thu Dung.

Chân dài và sải tay rộng, đúng theo tiêu chuẩn của một VĐV đấu kiếm, hai chị em lọt vào mắt xanh của HLV đội kiếm Hà Nội và chuyên gia người Trung Quốc. Cả hai cùng thuận tay phải, Lệ Dung tập nội dung kiếm chém còn Hoài Thu đấu kiếm liễu.

Lớn lên bên nhau rồi sự nghiệp lại “vấn vào nhau”, Hoài Thu và Lệ Dung từ nhỏ đến lớn không tách rời. “Hồi nhỏ, hai chị em còn có chút khác, nhưng càng lớn lại càng…giống nhau, từ sở thích ăn uống, cho đến sở thích mua sắm.

Chưa có món gì mà hai chị em không thích cùng nhau, từ đồ ăn vặt như ốc, nem, phở cuốn… đến món ăn chính như món cá, thậm chí còn hay sử dụng đồ đôi. Nhiều khi hai chị em cũng cùng đồng cảm trong một hoàn cảnh, tình huống nào đó. Lúc giật mình hay bất ngờ cũng cùng thốt lên một câu, cũng may là chưa khi nào cùng thích… một người”, Lệ Dung chia sẻ dí dỏm.

Ngoài đời đã vậy, trên sàn đấu hai người cũng như “hình với bóng”. “Được cái lợi thế là tập luyện và thi đấu cùng nhau thì có cảm giác vững tin khi có người thân bên cạnh. Người này cổ vũ cho người kia, có khi nhìn thấy điểm sai của nhau để chỉ bảo thêm cho nhau rút kinh nghiệm. Lúc thi đấu khi căng thẳng nhất chỉ cần nghe thấy giọng chị mình cố gào lên rất to là “em yêu ơi cố lên “thì mình thấy như được tiếp thêm sức mạnh và sự tự tin ý”, Lệ Dung chia sẻ.

Không có Dung, còn có… Thu

Sau gần một năm chờ đợi, hồi đầu tháng 7, Lệ Dung đã được ngành thể thao thông qua thủ tục và giấy tờ, cấp kinh phí (khoảng hơn 500 triệu đồng) sang bệnh viện Raffles (Singapore) phẫu thuật chấn thương hai đầu gối. Hiện tại, VĐV sinh năm 1985 đang tập hồi phục tại Bệnh viện thể thao Việt Nam. Di chuyển khó khăn với đôi nạng trên tay nhưng Lệ Dung chia sẻ: “Giờ mình còn hơi đau, nhưng các bác sĩ bảo 1 tháng nữa là có thể đi lại không cần nạng, 3 tháng là có thể tập nhẹ và 6 tháng có thể tập bình thường rồi”.

Nếu được chữa trị sớm, Lệ Dung có lẽ đã không lỡ kỳ SEA Games cuối cùng trong sự nghiệp của mình. Thế nhưng, “nữ hoàng kiếm chém” không cảm thấy buồn bởi cô đã gửi gắm niềm tin vào người chị song sinh Hoài Thu đã sẵn sàng chinh chiến tại đấu trường khu vực: “Hai năm nữa mình 34 tuổi rồi, chẳng còn đủ sức chiến đấu nữa. Rất tiếc khi không được dự kỳ SEA Games này nhưng mình sẽ dõi theo và cổ vũ hết mình cho chị Hoài Thu và cả đội kiếm”.

Kể từ lần đầu dự SEA Games 22 tại Hà Nội và lập tức có ngay tấm HCV, Lệ Dung đã tham dự 5 kỳ SEA Games liên tiếp (2003, 2005, 2007, 2011, 2015, năm 2009 và 2013 nước chủ nhà không tổ chức) và giành tới 9 HCV, 1 HCB SEA Games; 1 HCĐ đồng đội châu Á; 1 HCĐ đồng đội trẻ châu Á; 9 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ Giải vô địch Đông Nam Á, đỉnh cao là tấm vé dự Olympic Rio 2016. Trong khi đó, người chị Hoài Thu cũng không kém cạnh bao nhiêu với nhiều tấm huy chương SEA Games, giải vô địch Đông Nam Á và nhất là 2 tấm HCĐ châu Á năm 2005 và 2012.

Ngày 18/8, đội tuyển đấu kiếm Việt Nam với 18 thành viên (12 VĐV) sẽ lên đường sang Malaysia dự SEA Games 29. Theo HLV Nguyễn Lê Bá Quang, chỉ tiêu của đội là giành ít nhất 3 HCV, giảm hơn một nửa so với thành tích 8 HCV giành được tại SEA Games 28 do nước chủ nhà Malaysia loại bỏ 6 nội dung đồng đội nam và nữ, vốn là thế mạnh của chúng ta. 

SEA Games: “Áo giáp” 8 kg và khát vọng Vàng của đội súng trường VN

Đội súng trường Việt Nam đang sẵn sàng cho khát vọng giành HCV ở SEA Games 29.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trọng Đạt ([Tên nguồn])
SEA Games 32 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN