SEA Games 2019 bệnh “ao làng”: Chủ nhà sớm tính "vơ vét" huy chương

(Tin thể thao) Nước chủ nhà SEA Games lần thứ 30 được tổ chức năm nay – Philippines đang nuôi dã tâm lớn có thể cạnh tranh với cường quốc số 1 Đông Nam Á Thái Lan để tranh chấp vị trí dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương. Đó không phải là chuyện viển vông khi nước chủ nhà có thể dùng những “mánh khóe” đặc biệt để đạt được điều này.

Video môn võ gậy Arnis - một môn truyền thống được Philippines đưa vào tranh tài ở SEA Games 30 năm 2019:

SEA Games năm 2019 phá kỷ lục đáng nể

Sự kiện thể thao đáng chú ý nhất trong năm 2019 này chính là SEA Games lần thứ 30 diễn ra từ 30/11 đến 11/12 ở thành phố Clark và thủ đô Manila (Philippines), dự kiến thu hút 8.750 VĐV tranh tài.

SEA Games năm nay với 56 môn thi ở 529 bộ huy chương cũng sẽ là kỳ Đại hội TDTT lớn nhất lịch sử khu vực Đông Nam Á. Kỷ lục số lượng môn thi trước đó là ở Indonesia tại SEA Games 26 diễn ra năm 2011, với 44 môn thi. Trong khi đó, SEA Games 29 ở Kuala Lumpur (Malaysia) năm 2017 chỉ gồm 38 môn.

SEA Games 2019 bệnh “ao làng”: Chủ nhà sớm tính "vơ vét" huy chương - 1

SEA Games 30 ở Philippines năm nay sẽ phá kỷ lục số lượng các môn thi

Ở kỳ SEA Games gần nhất cách đây 2 năm, Philippines giành được 24 huy chương vàng (HCV), 33 huy chương bạc (HCB) và 64 huy chương đồng (HCĐ) và chỉ xếp thứ 6, sau chủ nhà Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Indonesia.

Nhưng tại SEA Games 30 diễn ra năm nay, Philippines với việc là chủ nhà tự tin có thể tận dụng ưu thế được đưa vào chương trình thi đấu các môn “cổ truyền” của mình mà ít nước khác có thể tranh chấp huy chương vàng để tạo bước đột phá lên nhóm dẫn đầu bảng tổng sắp huy chương.

Năm 2005, khi Philippines là chủ nhà, họ cũng đã gây chú ý khi cán đích kỳ Đại hội đó với ngôi dẫn đầu với 112 HCV, 85 HCB và 93 HCĐ, hơn đoàn xếp thứ 2 là “ông lớn” Thái Lan đến 25 HCV.

Chủ nhà mơ lên đỉnh nhờ chọn môn thi “ao làng”

Năm nay, khi Philippines lại có vinh dự tổ chức SEA Games, họ đã đưa ra danh sách 56 môn thi sẽ tổ chức thuộc 3 nhóm I, II và III.

Trong số đó, nhóm I (các môn bắt buộc) là: điền kinh, thể thao dưới nước.

Nhóm II (các môn Olympic và Asian Games) là: bắn cung, cầu lông, bóng chày/bóng mềm, bóng rổ, billiards, bowling, quyền anh, canoeing/đua thuyền truyền thống, cờ vua, đua xe đạp, khiêu vũ thể thao, đấu kiếm, bóng đá, golf, thể dục dụng cụ, bóng ném, khúc côn cầu trong nhà, khúc côn cầu (hockey) trên băng, trượt băng, judo, karatedo, năm môn phối hợp hiện đại, muay thai, pencak silat, polo, rowing, bóng bầu dục, đua thuyền, cầu mây, trượt ván, bắn súng, soft tennis, bóng quần, lướt ván, bóng bàn, taekwondo, quần vợt, ba môn phối hợp, bóng chuyền, cử tạ, vật, wushu.

Nhóm III (các môn mới, đặc thù) gồm: Võ gậy Arnis, thể thao điện tử, bóng sàn, jujitsu, kickboxing, kurash, bóng gỗ trên cỏ, bóng lưới, vượt chướng ngại vật, sambo/vovinam, khúc côn cầu dưới nước, trượt nước.

Có thể thấy rõ, 2 môn phổ biến ở các kỳ SEA Games trước là bóng bàn và cầu lông, được hầu hết các nước khác ưa chuộng, trong đó có Việt Nam nhưng đã bị chủ nhà SEA Games 30 – Philippines thắng tay loại bỏ.

Thay vào đó, Philippines đưa vào thi đấu lần này ở Clark và Manilo những môn “lạ lẫm” với hầu hết đối thủ trong khu vực nhưng lại rất thân thuộc với họ như đua thuyền truyền thống (thuyền rồng), hockey dưới nước, võ gây Arnis, thể thao điện tử, bóng sàn hay trượt nước để tăng cơ hội lớn vơ vét HCV.

SEA Games 2019 bệnh “ao làng”: Chủ nhà sớm tính "vơ vét" huy chương - 2

Võ gậy Arnis - một môn "ao làng" được chủ nhà Philippines cài vào thi đấu tranh huy chương ở SEA Games 30

Với wushu, môn thế mạnh của Việt Nam nhưng chủ nhà Philippines vẫn đặt chỉ tiêu HCV khá cao. Phát biểu trên tờ Manila Bullettin, ông Julian Camacho – Tổng thư ký Liên đoàn Wushu Philippines tự tin cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi ở SEA Games tới là giành từ 8-10 HCV.”

"Bệnh thành tích" khiến chủ nhà không ngại biến SEA Games thành "ao làng"

Việc nước chủ nhà gạt bỏ các môn thể thao không sở trường để đưa các môn thế mạnh của mình vào hệ thống thi đấu đại hội nhằm thâu tóm huy chương là điều không còn xa lạ trước thềm mỗi kỳ SEA Games, khiến giải đấu này bị gắn mác "ao làng".

Tại SEA Games 2015, chủ nhà Singapore từng đề nghị loại một loạt môn vốn là thế mạnh của Việt Nam như vật, vovinam, karatedo, cờ, cử tạ, futsal (nam, nữ), xe đạp địa hình, pencak silat nữ, cầu mây nữ, bóng đá nữ... Sau khi bị các quốc gia trong khu vực phản đối và qua rất nhiều cuộc họp sau đó, Singapore mới bổ sung một số môn, tuy nhiên vẫn dùng đặc quyền của nước chủ nhà để bảo lưu quyết định loại một số môn, điển hình là bóng đá nữ.

Sang tới SEA Games 2017, chủ nhà Malaysia ban đầu chỉ muốn tổ chức 34 môn thi nhưng sau đó buộc phải bổ sung thêm 4 môn là judo, đấu kiếm, muay và ba môn phối hợp, sau khi chịu phản ứng gay gắt từ các nước thành viên Đông Nam Á. 

Có nên loại bỏ các môn 'ao làng' khỏi SEA Games hay không?
Theo bạn, các nước chủ nhà SEA Games có nên loại bỏ các môn "ao làng" khỏi chương trình thi đấu?

Sững sờ “ao làng” SEA Games 2019: Việt Nam đau đầu khi bỏ nội dung Olympic

Ban tổ chức SEA Games 2019 gây sốc khi lược bỏ một số nội dung thi Olympic.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Đức (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Scandal góc tối thể thao Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN