Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
-
S. Errani & J. Paolini
-
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
-
Barbora Krejcikova
-
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
-
Zizou Bergs
-
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
-
Lorenzo Sonego
-
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
-
Coco Gauff
-
dolehide-va-krawczyk-vs-chan-va-kudermetova
WTA Finals
C. Dolehide & D. Krawczyk
-
V. Kudermetova & Hao-Ching Chan
-
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
-
Richard Gasquet
-
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
-
Benjamin Bonzi
-

Sau “sự cố” Huỳnh Tuấn Kiệt, lão võ sư bức xúc với đòn chỏ, gối

(Tin thể thao, Tin võ thuật) Võ sư Hồ Tường chỉ ra điều đang khiến võ thuật cổ truyền mất đi tính hấp dẫn so với Muay Thái và Tán Thủ.

Video Pierre Flores đánh bại võ sư Đoàn Bảo Châu tại Hà Nội:

Kể từ khi Pierre Flores đặt chân tới Việt Nam hôm 10/7, làng võ Việt vẫn xôn xao với cuộc giao đấu và những cuộc hẹn bất thành của võ sư Canada với Chưởng môn Nam Huỳnh Đạo. Điều này không làm tổn hại tới nền võ thuật Việt Nam mà nó còn thúc đẩy để nhiều môn võ cùng phát triển.

Sau “sự cố” Huỳnh Tuấn Kiệt, lão võ sư bức xúc với đòn chỏ, gối - 1

Võ sư Hồ Tường và Flores đang đấu tranh để giúp võ Việt Nam phát triển hơn

Có mặt tích cực nhưng cũng có nhiều hạn chế, việc Flores đến Việt Nam và giao đấu theo thể thức tự do giống như MMA đã thu hút được nhiều sự quan tâm của dư luận. Điều đó vô tình chỉ ra rằng luật cấm thi đấu MMA tại Việt Nam vô tình kìm hãm sự phát triển theo xu hướng chung của võ thuật thế giới.

MMA được quan tâm như vậy, tại sao lại chưa áp dụng luật thi đấu này để thúc đẩy sự phát triển của võ Việt Nam? Có thể khẳng định dù tới Việt Nam với mục đích cá nhân hay tập thể, Pierre Flores cũng mang lại rất nhiều điều tích cực với võ thuật truyền thống Việt Nam.

Vụ Flores sang Việt Nam, dẫn đến "sự cố" của Huỳnh Tuấn Kiệt (bị bóc mẽ chân tướng công phu "truyền điện") đã khiến các võ sư lâu năm, những người có tâm huyết với nền võ thuật Việt Nam phải lên tiếng.

Cũng đau đáu với sự phát triển của võ cổ truyền Việt Nam, võ sư Hồ Tường 63 tuổi thuộc môn phái võ cổ truyền Tân Khánh Bà Trà Việt Nam và là người sáng tạo ra bài "quốc võ" Tứ Linh Đao, mới đây đã "đăng đàn" để chỉ ra điểm đang "giết chết" võ cổ truyền.

"Gối và chỏ là hai đòn "sát thủ" của Võ Việt Nam. Từ khi Liên Đoàn Võ Cổ Truyền Việt Nam hình thành, các trận thi đấu đối kháng của Võ Cổ Truyền Việt Nam cấm sử dụng hai đòn gối, chỏ, với lý do là hai đòn này quá hiểm ác!

Vậy mà từ những năm 2000, ngành võ thuật Việt Nam lại du nhập 2 môn võ: Muay Thái và Tán Thủ vào Việt Nam. Cả hai môn võ này đều cho phép võ sĩ thi đấu đối kháng được sử dụng hai đòn chỏ, gối. Mười mấy năm rồi, hai môn Tán Thủ và Muay Thái sử dụng chỏ gối thoải mái trong thi đấu và không gây một trường hợp nào quá nguy hiểm", võ sư Hồ Tường chỉ ra điểm vô lý của Liên Đoàn.

Sau “sự cố” Huỳnh Tuấn Kiệt, lão võ sư bức xúc với đòn chỏ, gối - 2

Võ sư Hồ Tường phân tích "điểm chết" của võ cổ truyền trên facebook

"Sự thật trong thi đấu đối kháng, nếu trận đấu giữa hai võ sĩ ngang tài, ngang sức, có sử dụng gối, chỏ sẽ làm cho trận đấu sôi động hơn, lý thú hơn, đáng học hỏi hơn. Cũng cần nhắc lại, chính Muay Thái cũng đã tiếp thu đòn chỏ lấy của Võ Việt Nam để bổ sung vào kỹ thuật đánh chỏ của môn Muay Thái!

Người ta học hỏi cái hay của võ Việt Nam, trong khi đó người Việt Nam lại cấm sử dụng cái hay đó! Quả là oái ăm! Đó là chưa kể việc cấm chỏ gối là phủ nhận công sức, tim óc, mồ hôi và máu của các bậc tiền nhân đã sáng tạo nên đòn chỏ, gối trong Võ Việt Nam.", Ông Hồ Tường lên tiếng để phản đối việc cấm đòn chỏ, gối như một hành động "bất nghĩa" với các tiền bối.

Sư phụ Tứ Linh Đao

Võ sư Hồ Tường chỉ ra những điểm "khác thường" của phái Vịnh Xuân Nam Anh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Q.H (Tổng hợp) ([Tên nguồn])
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN