Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
2
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Sau Federer - Nadal, ai sẽ là nhà vô địch Grand Slam kế tiếp?

(Tin thể thao - Tin tennis) Liệu những sự trỗi dậy mạnh mẽ trong năm 2017 có đủ để cho những Dimitrov, Zverev, Goffin trở thành nhà vô địch Grand Slam tiếp theo?

Video trận chung kết ATP Finals 2017 giữa Dimitrov và Goffin:

Hiện có 7 nhà vô địch Grand Slam vẫn thi đấu: Ngoài nhóm Big 4 còn có Del Potro, Wawrinka và Cilic.   

3 cái tên cuối cùng trở thành những nhà vô địch Grand Slam (giành danh hiệu đầu tiên) lần lượt vào các năm 2009 và 2014.

Những chiến thắng ấy không nằm trong quy luật của tennis thế giới, cứ khoảng từ 7-10 năm lại xuất hiện một thế hệ những tài năng mới. Nhưng nó cũng cho thấy một điều là bên cạnh sự trường tồn vĩ đại của Federer và Nadal, sự khẳng định của Djokovic và nỗ lực của Murray, cơ hội vẫn có cho những tay vợt hội tụ những phẩm chất của nhà vô địch.

Vậy ai có thể trở thành nhà vô địch tiếp theo trong số những gương mặt đã thể hiện qua cả một hành trình của năm 2017?

Ứng viên số 1: Dimitrov

Dimitrov vô địch Masters 1000 lần đầu tiên ở Cincinnati, vô địch ATP Finals và vào tới bán kết của Australian Open (chỉ thua Nadal sau 5 set).

Sau Federer - Nadal, ai sẽ là nhà vô địch Grand Slam kế tiếp? - 1

Dimitrov thể hiện phong độ ấn tượng năm qua

Dimitrov đã từng lọt vào tới bán kết Grand Slam ngay từ năm 2014, khi 23 tuổi, tại Wimbledon sau khi thắng Murray sau 3 set ở tứ kết, rồi thua Djokovic qua 4 set.

Tuy nhiên, những thành tích quan trọng trong năm 2017 của Dimitrov phân bổ qua ba thời điểm khác biệt, đầu, giữa và cuối năm là một chỉ dấu cho sự ổn định của tay vợt người Bulgaria.

Đó là kết quả của một sự thay đổi lớn mà Dimitrov đã loay hoay trong suốt hơn nửa thập kỷ qua mới có thể tìm thấy.

Đầu tiên là từ bỏ kế hoạch đi theo con đường Federer. Dimitrov từng thuê Peter Lundgren, HLV đã giúp Federer giành Grand Slam đầu tiên năm 2003 (Wimbledon) chỉ vì cả thế giới gọi anh là “Tiểu Federer” qua lối chơi và những kỹ thuật nhìn bề ngoài khá giống.

Dimitrov cũng từng thuê Stephane Vivier, chuyên gia vật lý trị liệu cũ của Federer vào năm 2014 khi ông này rời bỏ ê kíp huấn luyện của tay vợt người Thụy Sĩ. Ở thời điểm đó, Dimitrov làm việc với Roger Rasheed, người từng dẫn dắt nhiều tay vợt lớn, nhưng lại có một điểm hạn chế chí mạng về ổn định tâm lý cho học trò.

Sự thay đổi thứ hai của Dimitrov là biết lựa chọn mục tiêu cụ thể và từ đó xây dựng lối chơi phù hợp hơn để hiện thực hóa mục tiêu đó: Tất cả cho mặt sân cứng.

Dimitrov trong năm 2017 tham dự 5 giải đất nện và chỉ giành được cả thảy 4 trận thắng, không vào tới nổi tứ kết bất cứ giải nào, và ba giải thua ngay trận đầu tiên.

Dimitrov đã không còn lùi sâu, không còn chơi thiên về phòng thủ bền bỉ mà bóng bạt tấn công nhiều hơn, sẵn sàng bước vào trong sân để làm chủ trận đấu.

Cả 4 danh hiệu của Dimitrov đều diễn ra trên mặt sân cứng, trong đó có ATP Finals, danh hiệu có thể tạo nên một cú hích lớn. 

Có những nhà vô địch Grand Slam chưa từng vô địch ATP Finals như Nadal hay Wawrinka, Cilic chẳng hạn, nhưng chiến thắng ở giải đấu quy tụ 8 tay vợt top 10 thế giới của năm thường tạo nên sự tự tin rất lớn, chứng tỏ anh ta đã ở một trình độ đỉnh cao và có sự ổn định cần thiết.

Rõ ràng Dimitrov đã tiếp nhận được những kiến thức và kinh nghiệm từ Dani Valverdu, người đã có một vai trò lớn trong ê kíp huấn luyện của Andy Murray và học được rất nhiều từ Ivan Lendl.

Mặt khác, nếu sự gắn bó với Dani Valverdu được kéo dài, nó đồng thời chấm dứt một giai đoạn kéo dài 7 năm nhưng Dimitrov đã thuê tới 10 đời HLV khác nhau – một điều tối kị với các tay vợt đỉnh cao.  

Những thành tích nổi bật của Dimitrov mùa giải 2017:

Danh hiệu Masters 1000 đầu tiên (Cincinnati)

Danh hiệu ATP Finals đầu tiên

5 trận chung kết ATP Tour

4 danh hiệu ATP Tour  

8 trận thắng top-10  

Chạm mốc 250 trận thắng trong sự nghiệp (257)  

Vượt mốc 10 triệu đô tiền thưởng trong sự nghiệp ($13,103,976)

Vượt mốc 5 triệu đô tiền thưởng trong 1 mùa ($5,628,512)

Lần thứ hai vào bán kết Grand Slam (Australian Open)

Lần đầu vào bán kết Grand Slam trên mặt sân cứng

Ứng viên số 2: Alexander Zverev

Có thể câu hỏi lập tức xuất hiện ngay khi kỳ vọng Alexander Zverev có thể sớm trở thành nhà vô địch Grand Slam, bởi tay vợt trẻ người Đức gốc Nga này thua trong đối đầu trước Nick Kyrgios và Dominic Thiem, lần lượt với hiệu số 1-3 và 1-4.

Sau Federer - Nadal, ai sẽ là nhà vô địch Grand Slam kế tiếp? - 2

Zverev ngày càng tiến bộ

Đó là kết quả đến từ một thực tế hiển hiện của Alex Zverev là Zverev không xuất sắc hơn về cú quả so với các đối thủ nói trên, chứ không phải là vấn đề tuổi tác - anh sinh năm 1997, trẻ hơn so với Kyrgios 2 tuổi và Thiem 4 tuổi.

Nhưng khi một tay vợt mới 20 tuổi giành tới 2 Masters 1000 trong năm (Rome Masters và Rogers Cup), trở thành người duy nhất sinh sau năm 1987 có nhiều hơn 1 Masters 1000, trẻ nhất trong Top 10, và cả năm có cả thảy 5 danh hiệu đơn, hẳn nhiên anh ta phải có những phẩm chất đặc biệt.

Đầu tiên là sự chín sớm, nhờ được sinh ra và trưởng thành trong một gia đình tennis, có bố mẹ cùng là VĐV rồi trở thành HLV, và đặc biệt là việc được đối luyện cùng với anh trai Mischa Zverev ngay từ khi còn rất nhỏ khiến cho Zverev được tiếp xúc với bóng nặng và “già”.

Nó giúp cho Zverev bước lên sân chơi đỉnh cao từ khi mới 16 tuổi, và đến nay có 3,5 năm đương đầu và trải nghiệm với những cuộc đối đầu với nhiều tay vợt hàng đầu.

Thứ đến là cách Zverev đặt ra những mục tiêu đỉnh cao và chuẩn bị cho sự chinh phục ấy bằng những bước đi cụ thể. Trong khi vẫn giữ nguyên sự trợ giúp từ cả cha lẫn mẹ, có một chuyên gia thể lực và một chuyên gia trị liệu riêng, Zevrev đã bổ sung cho ê kíp của mình Juan Carlos Ferrero, cựu số 1 thế giới người Tây Ban Nha, vô địch Roland Garros 2003.

Một ê kíp đó giúp Zevrev có sự sẵn sàng về thể lực, có cách tiếp cận với những giải đấu đỉnh cao dựa trên kinh nghiệm của Ferrero.

Hạn chế còn lại của Zverev chỉ là tâm lý khi đứng trước sự kỳ vọng quá lớn, điều đã khiến cho tay vợt này sụp đổ ở hàng loạt giải đấu cuối năm ngoái.

Nhưng như thế cũng là quá đủ để Zverev có ưu thế hơn các tiềm năng khác khi mà Kyrgios đầy tài năng nhưng quá bất ổn về tâm lý, luôn tự ném đi các cơ hội lớn của đời mình, hay một Thiem chỉ thực sự có cơ hội trên mặt sân đất nện nên dễ trở thành kẻ ngoài cuộc ở 3 Grand Slam còn lại.

Những thành tích nổi bật của Zverev mùa giải 2017:

Xếp hạng ATP cao nhất sự nghiệp: Đứng thứ 3 ngày 6/11

Kết thúc mùa giải đứng thứ 4 ATP

Danh hiệu Masters 1000 đầu tiên trong sự nghiệp (Rome, hạ Djokovic ở chung kết)

Tay vợt trẻ nhất từ Djokovic năm 2007 đoạt Masters 1000

Tay vợt đầu tiên của thế hệ 1990 đạt được Masters 1000

Danh hiệu Masters 1000 thứ hai (Rogers Cup, hạ Federer ở chung kết)

Vòng 3 Australian Open, vòng 4 Wimbledon

Tổng kết tennis nam 2017
Bạn ấn tượng với tay vợt nào nhất làng tennis nam 2017?

VUA tennis Roger Federer: Thiên tài vẫn phải... ”ăn rùa”

Trong sự nghiệp đỉnh cao, Federer đã trải qua không ít khoảnh khắc may mắn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN