Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
0
Lorenzo Sonego
0
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
-
Katie Boulter
-
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
0
Holger Rune
0
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
-
Elena-Gabriela Ruse
-
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
-
Tristan Schoolkate
-
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
-
Daniil Medvedev
-

Rối bời tuyển bi sắt TP HCM: Thành tích sa sút, đội tan tác

Từng là một bộ môn thế mạnh của thể thao TP HCM nhưng hơn 2 năm qua, thành tích của bi sắt sa sút dần mà nguyên nhân được chỉ ra là do công tác quản lý có quá nhiều bất cập.

Khi ông Trần Nguyễn Trí Dũng về nhận nhiệm vụ trưởng bộ môn đầu năm 2012, bi sắt TP HCM vẫn còn rất mạnh, với 4 ngôi vô địch ở giải toàn quốc. Tuy nhiên, biểu đồ thành tích của bi sắt TP cứ đi xuống dần, chỉ còn 2 HCV năm tiếp theo và 1 HCV ở giải đồng đội toàn quốc 2014.

Chỉ còn chưa đầy 1 tháng là đến Đại hội TDTT toàn quốc 2014, hôm 15-10, theo đề nghị của bộ môn này, Sở Văn hóa - Thể thao TP HCM đã ra quyết định cho 4 tuyển thủ nghỉ một lượt, gồm 2 gương mặt kỳ cựu Phan Thị Thúy Diễm (nhiều lần vô địch châu Á, SEA Games), Hồ Quốc Hữu (HCĐ SEA Games 2013) cùng Phan Thế An (HCĐ SEA Games 2013) và Nguyễn Ngọc Thắng. Cộng thêm trường hợp của Phạm Thanh Phong bị “cho ra tuyến” hồi tháng 4, coi như bi sắt TP HCM “thủng” 1/3 quân số!

Vì đâu mà những bi thủ này quyết định rời “mái nhà” mà họ gắn bó trên dưới 10 năm qua, nhất là trường hợp của Thúy Diễm - cô gái bán phá lấu trước Cung Văn hóa Lao động TP HCM, từng giành chức vô địch châu Á - Thái Bình Dương khi mới 13 tuổi?

Rối bời tuyển bi sắt TP HCM: Thành tích sa sút, đội tan tác - 1

Đơn thư của các VĐV bi sắt bức xúc vì cách quản lý bất cập

Các VĐV cho biết đội tuyển bi sắt chưa có cuộc họp chính thức nào để phổ biến mục tiêu, kế hoạch tập luyện và thi đấu cho 3 giải lớn kể từ đầu năm. Theo giải trình với lãnh đạo Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT TP HCM, bộ môn bi sắt đã nộp giáo án huấn luyện từ đầu năm và cố gắng duy trì kế hoạch này.

Tuy vậy, chẳng có bất cứ buổi tập thể lực nào trong cả một kế hoạch dài hạn như vậy và các VĐV phải tự tập thêm để có đủ sức dang nắng cho một trận đấu kéo dài đến 3-4 giờ. Nhiều VĐV còn phàn nàn họ như bị “chặt tay” khi đội hình thi đấu bộ đôi, bộ ba không phải là sự kết hợp giữa người chuyên “bo” với người chuyên “bắn” - 2 động tác kỹ thuật cơ bản của bi sắt.

Tại buổi chất vấn của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu TDTT TP HCM hôm 21-10, HLV Lương Thị Ngọc Phượng khẳng định ban huấn luyện sắp xếp đội hình thi đấu và chịu trách nhiệm về việc phân công này cũng như thành tích của đội.

VĐV Phạm Thanh Phong “bị” sắp xếp như thế nên không có nổi tấm huy chương nào trong năm 2013 và phải rời đội hồi tháng 4. Nguyễn Ngọc Thắng vì “lỡ miệng” phàn nàn chuyện bị phân biệt đối xử nên hơn một năm nay, anh không được bố trí thi đấu bất cứ giải nào.

Rối bời tuyển bi sắt TP HCM: Thành tích sa sút, đội tan tác - 2

Quyết định cho 4 VĐV bi sắt nghỉ từ ngày 30-9 của lãnh đạo ngành thể thao TP HCM

Trong khi đó, Phan Thị Thúy Diễm nghỉ hộ sản giữa năm 2012 đã làm đơn xin quay lại tập luyện chỉ 3 tháng sau nhưng phải chấp nhận bị “xuống” tuyến năng khiếu, đồng nghĩa với việc giảm thu nhập gần 1 triệu đồng/tháng dù tuyển thủ có 12 năm đóng góp cho bi sắt này vẫn thi đấu tốt: Giành 5 HCĐ ở các giải quốc gia năm 2013 và 2014, gần nhất là 2 HCV tại Đại hội TDTT TP HCM 2014.

Các yếu tố nêu trên như giọt nước tràn ly kiên nhẫn và lá đơn xin nghỉ tập thể của Nguyễn Ngọc Thắng, Hồ Quốc Hữu, Phan Thị Thúy Diễm cùng em trai cô là Phan Thế An được gửi đi.

Điều đáng nói là lá đơn của họ nhanh chóng được lãnh đạo ngành thể thao TP HCM phê duyệt mà không cần tìm hiểu lý do cụ thể khiến VĐV xin nghỉ cũng như không tính đến chuyện thành tích của bi sắt TP có thể sụt giảm hơn nữa tại Đại hội TDTT toàn quốc sau sự cố “chảy máu” tài năng này

Dự định gửi đơn kiện

Khi VĐV Phạm Thanh Phong bị “cho ra tuyến”, anh đã gửi đơn cầu cứu đến các cơ quan báo chí, gửi cả đơn khiếu nại lên thanh tra ngành thể thao về điều khoản “không được thi đấu cho bất cứ đơn vị tỉnh, thành nào khi chưa được sự đồng ý của ngành thể thao TP”.

Công luận lên tiếng và sau cùng, Phong cũng được chấp thuận ra đi, thi đấu cho một địa phương ở miền Trung với điều kiện phải bỏ luôn khoản tiền hoàn thành nhiệm vụ hơn 10 triệu đồng!

Tình hình này cũng diễn ra với các VĐV Diễm, An, Hữu và Thắng. Trước điều khoản mang tính “triệt buộc” đường sinh kế của mình, 4 VĐV này dự định sẽ gửi đơn kiện đến các cơ quan chức năng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đông Linh (nld.com.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN