Quy chuẩn kỹ thuật F1 2016: Những thay đổi chính (P1)
Sau hội nghị Nhóm chiến lược họp trung tuần tháng 1, vấn đề động cơ đã đạt được sự ổn định cần thiết đến năm 2020. Từ đó các quy chuẩn kỹ thuật 2016 sẽ không có biến động lớn, nhưng dù sao nó cũng có những điều chỉnh mới.
Nhưng để ngăn chặn việc ‘lách luật’ như Red Bull đã từng làm trước đây về khí xả thải thổi khuếch tán. Quy tắc về vị trí đặt ống xả phải nằm trong khoảng 100mm so với đường trung tâm xe. Với vị trí cụ thể như vậy, các chuyên gia tính toán rằng nếu có việc tìm cách lách luật thì hiệu ứng khí xả thải thổi khuếch tán sẽ rất thấp. Mặt khác, ông xả thải trực tiếp sẽ được thiết kế để xả khí không đều tại những thời điểm xe chạy tốc độ thấp, đa số khí thải sẽ chạ qua turbine tăng áp.
Các chuyên gia kỹ thuật cũng tiết lộ, FIA đã gửi đến các đội đua một dạng ‘chỉ thị kỹ thuật’. Trong đó chỉ rõ, ông xả thải trực tiếp không được phép tận dụng để như một thứ công tắc để kích hoạt việc giảm lực cản hoặc tăng downforce của chiếc xe.
Bởi Lotus đã từng phát triển hệ thống này trong thử nghiệm năm 2012-13 nhưng chưa áp dụng vào chiếc xe tham dự các cuộc đua. Hệ thống tận dụng khí xả thải hỗ trợ lực cản của Lotus hồi đó được gọi là DRD (Drag Reduction Duct).
CAMERA MOUNTS – TRỤ GẮN CAMERA
Quy chuẩn trụ gắn camera
Mùa giải vừa qua, Mercedes, Ferrari và Red Bull đã có những thiết kế cánh gió gắn camera ở đầu xe hỗ trợ khí động học. Ở mùa này, quy chuẩn ký thuật đã bổ sung chi tiết độ rộng thành phần này không được vượt quá 15mm.
Sự bổ sung này nhằm ngăn cản các đội đua thiết kế chi tiết này hỗ trợ cho tổng thể khí động học chiếc xe. Riêng chi tiết này ở mùa giải 2017 có thể còn bị cấm sử dụng. Nên các đội đua đang sử dụng thiết kế này là Mercedes, Ferrari và Red Bull có thể phải thay đổi thiết kế nếu nó bị cấm.
DRIVER PROTECTION – AN TOÀN LÁI XE
Quy định về an toàn cho người lái xe
An toàn cho tay đua trong mỗi chặng đua luôn được đặt lên hàng đầu. Điều 14.6.3 về các chi tiết bảo vệ xung quanh buồng lái được điều chỉnh. Theo đó, diện tích bề mặt khu vực này ở quy định cũ là 33.000mm² này được điều chỉnh là 35.750mm².
Sự thay đổi này không làm thay đổi tầm nhìn của tay đua, nhưng nó lại giúp bảo vệ phần đầu người lái trong trường hợp có va chạm xảy ra. Thêm một chi tiết được cập nhật, đó là khung buồng lái phải chịu được tải trọng va đập là 50KN thay vì 15KN như quy định cũ.
Thêm một chi tiết, các tay đua khi tham dự một chặng đua, kể từ các phiên chạy thử đến cuộc đua chính phải mang một thiết bị đo gia tốc. Thiết bị này giúp giám sát đường đua phân tích dữ liệu trong trường hợp có tai nạn xảy ra.
TELEMETRY – HỆ THỐNG ĐO ĐẾM TỪ XA
Để đội đua và giám sát đường đua có thể thu thập dữ liệu của từng chiếc xe, hệ thống đo đếm từ xa thông qua radio đã được lắp đặt trên chiếc xe đua F1. Để đảm bảo công tác giám sát từ FIA, thiết bị này phải được sản xuất và cung cấp bởi một nhà cung cấp do FIA chỉ định. Thiết bị này được quy định cụ thể trong điều 8.5.1 – Quy chuẩn kỹ thuật.
Một số quy chuẩn về khí động học được quy định trong phụ lục của điều 3.8.1 hoặc DRS ở điều 3.10.1, hay điều 3.10.8 về trụ đỡ sau sẽ được truyền tải và phân tích đến độc giả trong một chủ đề khác.