Trận đấu nổi bật

casper-vs-jaume
Australian Open
Casper Ruud
3
Jaume Munar
2
gauthier-vs-reilly
Australian Open
Gauthier Onclin
1
Reilly Opelka
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
-
Aleksandar Vukic
-
paula-vs-xinyu
Australian Open
Paula Badosa
2
Xinyu Wang
0
sumit-vs-tomas
Australian Open
Sumit Nagal
0
Tomas Machac
2
aryna-vs-sloane
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Sloane Stephens
0
lucas-vs-alexander
Australian Open
Lucas Pouille
0
Alexander Zverev
1

Quần vợt Việt Nam: Rối có... “truyền thống”

Không chỉ lùm xùm xung quanh báo cáo gây sốc của HLV người Úc và những lời tố nhau sau Davis Cup 2015 giữa các VĐV và thành viên Liên đoàn Quần vợt Việt Nam (VTF), quần vợt nước ta trong 10 năm trở lại đây không hiếm những vụ đấu đá nội bộ mà nhiều người trong cuộc đều mỉa mai nói rằng: “Chuyện thường ngày ở huyện”.

Ngay trước thềm SEA Games 2011, tay vợt số 1 Việt Nam khi đó là Lê Quốc Khánh tung “quả bom” tin nhắn tố HLV Trương Quốc Bảo. Không chỉ xưng hô thiếu tôn trọng, việc dọa dẫm nhau khiến các tay vợt ít xem trọng uy tín của “thầy” Bảo, dẫn đến việc tại các giải đấu lớn, điển hình là Davis Cup 2015, ông phải ngồi dự khán trên khán đài. Trong khi đó, những tay vợt khác như Đỗ Minh Quân, Lâm Quang Trí, thậm chí là tay vợt dự bị Trịnh Linh Giang, được đặc cách ngồi vào ghế chỉ đạo.

Không dừng lại ở đó, cũng trong năm 2011, đôi nam nữ Minh Quân - Đài Trang đã đưa ra yêu sách sẽ rút lui khỏi đội tuyển nếu như 2 tay vợt Quốc Khánh, Mai Huỳnh không được gọi bổ sung. Tất nhiên, chuyện đòi tự chọn đội hình không được chấp nhận, Quân - Trang phải xin lỗi và rút đơn. Dù vậy, họ không phải nhận bất cứ hình thức kỷ luật nào, thậm chí vẫn được dự tranh SEA Games.

Quần vợt Việt Nam: Rối có... “truyền thống” - 1

Đội tuyển quần vợt Việt Nam và lãnh đạo VTF, lãnh đạo bộ môn thuộc Tổng cục TDTT tại Malaysia ở Davis Cup 2015 Ảnh: Quốc An

Đến năm 2013-2014, câu chuyện đấu nhau giữa VTF và Becamex Bình Dương vì Lý Hoàng Nam cũng làm báo chí tốn không ít giấy mực. Cuối cùng, người gánh hậu quả lại chính là VĐV đầy tiềm năng này.

Cũng trong năm 2013, giữa VTF và Liên đoàn Quần vợt TP HCM (HTF) lại đấu nhau trên trang điện tử quanh danh sách lên tuyển. Để xoa dịu dư luận, sau nhiều cuộc họp căng thẳng, cuối cùng, ông phó tổng thư ký lúc đó chỉ còn đảm nhiệm chức trưởng bộ môn thay vì kiêm nhiệm.

Theo một HLV đang du học ở nước ngoài, muốn quần vợt Việt Nam phát triển, điều đầu tiên là phải làm mới VTF lẫn lãnh đạo bộ môn và siết kỷ luật đội tuyển. Song, vấn đề này xem ra vẫn khó bởi nguồn kinh phí hiện nay để VTF tồn tại phụ thuộc vào khả năng kiếm tiền, mời đối tác của tổng thư ký kiêm phó chủ tịch và VTF vẫn cần các tay vợt tranh tài cấp đội tuyển.

Trong khi đó, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn cho biết các vấn đề liên quan đến việc mất đoàn kết là chuyện nội bộ và phải được VTF giải quyết. Tổng cục chỉ ra quyết định kỷ luật khi có ý kiến chính thức trong các bản báo cáo từ lãnh đội của tuyển quốc gia và VTF.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Linh (nld.com.vn)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN