Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Phía trước Djokovic là Nadal

Tám Grand Slam của Djokovic liệu có là điểm mốc để anh bắt đầu nghĩ đến việc bám đuổi thành tích 14 Grand Slam của Nadal?

Djokovic đã mất  bốn năm để giành được sáu Grand Slam nếu tính từ lần thứ hai tới lần thứ bảy của riêng anh.

Tốc độ ấy không thể so sánh với thời Federer còn đỉnh cao. Huyền thoại người Thuỵ Sĩ từng chỉ cần hai năm để có sáu Grand Slam (2006-2007), và nếu tính trong vòng bốn năm (2004-2007) anh gom được 11 danh hiệu ở Australian Open, Wimbledon và US Open. 

Nhưng lại không phải là quá tệ, nếu không muốn nói là gần như tương đương với tốc độ gặt hái Grand Slam lúc phong độ nhất của Nadal.

Giai đoạn thăng hoa trong ba năm từ 2008 đến 2010, Nadal giành được sáu Grand Slam và nếu tính thêm năm 2011 thì anh cũng chỉ có được bảy danh hiệu trong giai đoạn này.

Tuy nhiên, Djokovic có thể không cần tới bốn năm nữa để có thêm được sáu danh hiệu dù cho bản thân anh đã có những dấu hiệu suy yếu so với hai năm đỉnh cao 2011 và 2012.

Nếu như giai đoạn bốn năm trước Djokovic bị ngáng trở bởi Murray, còn Federer thi thoảng vẫn cho thấy anh không dễ bị bắt nạt và Nadal trong từng giai đoạn đã chơi thứ tennis hay nhất sự nghiệp.

Thì trong bốn năm tới, con đường Djokovic bước đi sẽ gần như không còn Federer tay vợt đang vào tuổi 34. Những thách thức khác của Djokovic sẽ chỉ là Nadal phải luôn cầu nguyện anh sẽ không bị hành hạ những chấn thương và không xuất hiện thêm một vài căn bệnh tiềm ẩn nào đó (như viêm ruột thừa đã xảy ra cuối năm ngoái).

Thêm vào đó là một Andy Murray cùng tuổi, chơi một thứ tennis khá tương đồng nhưng thua hẳn về tâm lý. Sự trông chờ từ những đối thủ khác là khá mong manh bởi đẳng cấp trong tennis là thứ cần nhiều thời gian để tích luỹ và khẳng định.

Phía trước Djokovic là Nadal - 1

Nole và Nadal là cặp kỳ phùng địch thủ số 1 làng banh nỉ hiện tại

Gần như miễn nhiễm với chấn thương

Nhưng để tạo nên những thành tích phi thường trong ba hoặc bốn năm tới thì Djokovic cần có một thể trạng gần như hoàn hảo. Một vài chấn thương xảy ra trong giai đoạn này sẽ làm kế hoạch bám đuổi thành tích con số 14 Grand Slam sẽ tan biến.

Trong nhóm Big 4, Djokovic chịu ít chấn thương nhất. Chấn thương duy nhất là nằm ở cổ tay tưởng như có thể đe doạ những tham vọng của anh nhưng Djokovic chỉ phải nghỉ chưa đầy hai tháng đã có thể trở lại với đầy đủ sức mạnh hồi giữa mùa giải 2014.

Trong khi đó, giai đoạn gần chục năm không dính chấn thương đáng kể nào đã khép lại với Federer. Việc chấn thương lưng dai dẳng suốt năm 2013, nhiều giải đấu phải đeo băng bảo vệ đã làm cho vấn đề tuổi tác của anh trở nên trầm trọng hơn.

Andy Murray cũng chấn thương lưng và anh thậm chí phải phẫu thuật sau US Open 2013. Trước đó anh phải vắng mặt ở Roland Garros vì chấn thương tương tự.

Thể trạng của Nadal phải hứng chịu nhiều vấn đề tồi tệ hơn: Anh gần như đã đau ở mọi chỗ có thể đau trên cơ thể của một VĐV tennis: Bàn tay, cổ tay, lưng, đầu gối, rách cơ bụng, viêm ruột. Ba trong bảy lần vắng mặt ở các giải Grand Slam của anh xảy ra trong giai đoạn này.

Lối chơi của Djokovic không nhiều rủi ro

Như vậy là Djokovic là người duy nhất cùng với Federer trong suốt sự nghiệp của mình luôn có mặt ở mỗi kỳ Grand Slam. Với Federer là từ năm 1999 còn Djokovic là từ 2005. Đó là thành quả từ một lối chơi tương đối thông minh bên cạnh vấn đề cơ địa, chế độ tập luyện và cả may mắn. 

Djokovic không đạt tới tầm mức của Federer trong việc thi triển lối chơi tấn công chủ động để giảm bớt khối lượng vận động trong thi đấu, nhưng anh lại là người cực kỳ linh hoạt trước các đối thủ khác nhau. Djokovic có thể chơi thứ huỷ diệt đối thủ nhanh gọn như Federer, nhưng cũng sẵn sàng bền bỉ và tốn thể lực như Nadal.  

Ở Australian Open 2012, quãng đường di chuyển trong các trận đấu của Djokovic khi được nối lại với nhau dài tới hơn 16 dặm sau 26 set đấu trong khi Nadal với 25 set cả thảy chỉ phải di chuyển hơn 14 dặm.

Djokovic chạy nhiều hơn Nadal ở giải đấu đó chủ yếu vì hai trận đấu: thắng Murray ở bán kết sau năm set và thắng chính Nadal trong trận chung kết.

Điều này cũng cho thấy Djokovic có thể thắng được hai trận đấu năm set căng thẳng liên tiếp bởi ở các trận đấu trước đó, anh gần như không mất nhiều sức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN