Phía sau vạch đích Japanese GP: Bám đuổi trong vô vọng (P2)

Ngoài Mercedes và Ferrari, 2 đội đua xếp ngay sau luôn tìm cách vượt lên. Williams thì lấy Ferrari là mục tiêu, còn Red Bull thì xác định cả Ferrari và Williams luôn là đối thủ chính. Nhưng cả 2 đội đua này đều không thể tiếp cận đối thủ của mình.

Ricciardo nói sau chặng đua: “Ngay sau tín hiệu xuất phát, tôi chạy vào giữa 2 hàng xe và nhận thấy giữa Raikkonen và Massa có khoảng trống. Khí tôi tăng tốc vào đó thì khoảng trống đó dần hẹp lại. Và khi tôi vượt qua Massa cũng là lúc bánh sau bên trái của tôi va chạm với bánh trước bên phải của anh ấy. Tôi không đổ lỗi cho bất kỳ ai trong tình huống này và coi nó chỉ là một sự cố trong đua xe."

"Nhưng sau khi bị nổ lốp, quãng đường về pit-stop đã làm hư hỏng sàn xe của tôi khiến nó ảnh hưởng đến downforce. Kể từ đó tôi không thể tấn công đối thủ trên đường chạy. Điểm tích cực duy nhất với tôi sau chặng đua này là dù trên chiếc xe bị hư hỏng, tôi vẫn có thể về đích thứ 15!”

Trắng tay sau nhiều chặng đua luôn có mặt trong tốp 10, nhưng ông Christian Horner vẫn tỏ ra hài lòng một số điểm của đội đua. Theo ông đó là việc các kỹ sư đã hoàn thành chiếc xe để Kvyat có thể tham dự cuộc đua, cho dù nó còn nhiều vấn đề kỹ thuật khiến cho anh không có được sự thoải mái nhất. Ông cũng Horner tỏ ý tiếc khi Ricciardo dính vào vụ va chạm đầu cuộc đua và rớt lại phía sau mà không có xe an toàn nên anh đã không thể cải thiện vị trí.

Ông Matthieu Dubois nói xét về kỹ thuật đây là một chặng đua tốt của Red Bull , đặc biệt trong hoàn cảnh các kỹ sư phải lắp ráp và hoàn thành chiếc xe của Kvyat trong đêm thứ 7. Ngoài việc không có điểm thì mọi thông số kỹ thuật động cơ đều rất tốt, đó sẽ là cơ sở để hy vọng chặng đua tại Sochi có kết quả cao hơn.

Phía sau vạch đích Japanese GP: Bám đuổi trong vô vọng (P2) - 1

Thông số lốp ...

Do điều kiện thời tiết tại Nhật Bản cuối tuần, các đội đua chỉ có thể thu nhập thông số lốp qua phiên chạy thử thứ 3(FP3) và thiếu cơ sở cho các chiến thuật lốp trong chặng đua.

Theo đại diện Pirelli – ông Paul Hembery – thì chiến thuật hiệu quả nhất là 2pit-stop dùng lốp medium(trung bình) 16-18vòng, tiếp tục medium đến vòng thứ 33-35 và chuyển sang lốp hard(cứng). Các đội đua cũng có thể sử dụng chiến thuật 3pit-stop nhưng chiến thuật này không hiệu quả, đó là chưa kể sẽ có thể có biến động về thời tiết và phải thay đổi chiến thuật rất nhanh chóng.

Phía sau vạch đích Japanese GP: Bám đuổi trong vô vọng (P2) - 2

… và pit-stop Japanese GP 2015

Thực tế chặng đua cho thấy, trong điều kiện nhiệt độ đường đua cao, dù các đội đua thiếu dữ liệu do cơn mưa hôm thứ 6, nhưng đã đọc rất tốt diễn biến để có chiến thuật hợp lý. Tay đua chiến thắng Hamilton đã lựa chọn thời điểm pit-stop sát với dự báo của Pirelli ở vòng 16 và 32.

Ông Paul Hembery phân tích thêm, trong tốp đầu chỉ có Hamilton sử dụng chiến thuật medium-medium-hard, còn 3 tay đua phía sau sử dụng medium-hard-hard. Mục đích của sự khác biệt này ở nhóm sau là thời điểm pit-stop, loại lốp nhằm cải thiện vị trí trên đường chạy, và Rosberg thành công nhất với chiến thuật này.

Về tốc độ, Hamilton thiết lập vòng chạy nhanh nhất(fastest time) trên cả 2 loại lốp: 1phút 36,145giây lốp hard và 1 phút 37,961giây trên lốp medium. Về độ bền, bộ lốp hard được Ricciardo sử dụng trong 28vòng, và lốp medium được Jenson Button sử dung 25 vòng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Danica Patrick ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN