Trận đấu nổi bật

koolhof-va-mektic-vs-heliovaara-va-patten
Nitto ATP Finals
N. Mektic & W. Koolhof
1
H. Patten & H. Heliovaara
2
taylor-vs-alex
Nitto ATP Finals
Taylor Fritz
2
Alex De Minaur
1
granollers-va-zeballos-vs-purcell-va-thompson
Nitto ATP Finals
M. Granollers & H. Zeballos
0
M. Purcell & J. Thompson
2
jannik-vs-daniil
Nitto ATP Finals
Jannik Sinner
2
Daniil Medvedev
0

Phân tích kỹ thuật F1: Cánh gió sau

Hệ cánh gió trước của chiếc xe đua F1 có vai trò quan trọng trong việc tạo downforce(lực nén), ngoài ra nó còn định hướng cho dòng khí động chảy qua thân xe đến các thành phần còn lại. Ở phía sau, ngoài hệ thống khuếch tán thì cánh gió sau cũng góp một phần quan trọng tạo lực nén giúp chiếc xe luôn ổn định trên đường đua.

Ta thấy lực cản tỉ lệ thuận với độ đậm đặc của chất lưu, diện tích cắt ngang của vật, và độ phức tạp của hình dáng vật. Chất khí hay lỏng càng đặc, sức cản càng lớn. Diện tích vật càng lớn, sức cản càng lớn (chú ý là khi mở cánh thì tiết diện cắt ngang "A" của flap so với hướng chuyển động sẽ giảm, và sức cản sẽ giảm).

Hình dáng vật càng phức tạp, càng gồ ghề, sức cản cũng càng lớn. Đặc biệt, lực cản tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc của vật. Vật di chuyển càng nhanh, sức cản sẽ bị tăng lên gấp bội.

Điều đó dẫn tới hệ quả là: xe chạy càng nhanh, hệ thống DRS hoạt động càng tốt. Với đoạn thẳng càng dài, xe có thể đạt tới vận tốc cao, và khi DRS mở cánh ở vận tốc này, sức cản sẽ được giảm đáng kể so với xe không mở cánh.

Phân tích kỹ thuật F1: Cánh gió sau - 1

Hoạt động của cánh gió sau

Do đó, những chiếc xe không được mở cánh sẽ bị sức cản của không khí rất lớn khi ở cuối đoạn thẳng, còn xe được mở cánh sẽ triệt tiêu được sức cản này. Vận tốc của xe phía sau sẽ tăng rất nhanh ở cuối đoạn thẳng, đây cũng là lúc xe phía trước bị vượt qua. Nhưng nếu DRS hoạt động ở những đoạn thẳng ngắn, xe không đạt được vận tốc cao, nó lại không hiệu quả, sự khác biệt giữa mở cánh và không mở cánh là không đáng kể.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa DRS hoạt động tốt trên một đường đua có nhiều đoạn thẳng dài, như Monza chặng hạn. Bởi vì một đường đua như vậy tự thân nó sẽ yêu cầu một cài đặt lực nén thấp, do đó chiếc xe sẽ được cài đặt góc cánh gió thấp để hạn chế sức cản, giúp nó chạy nhanh nhất có thể trên đường đua đó, DRS lúc này sẽ là gần như không chứng tỏ được hiệu quả của nó giúp các tay đua dễ dàng vượt đối thủ.

DRS hoạt động tốt nhất trên một đường đua vừa có nhiều khúc cua vừa có đoạn thẳng thật dài (Thượng Hải, Bỉ là điển hình). Đường đua đó yêu cầu lực nén trung bình, nên góc cánh gió không được quá thấp để vào cua được tốt, và khi vào đoạn thẳng, DRS hoạt động, sự khác biệt giữa mở cánh và đóng cánh là rất đáng kể.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Toàn ([Tên nguồn])
F1 2024 - Đua xe công thức 1 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN