Parkour: Môn “thể thao” đặc biệt
Parkour được coi là một loại nghệ thuật tìm kiếm những cách mới để vượt những khoảng không trong thành phố lớn, nhảy, trèo, đu người trong những chuyển động hết sức nhẹ nhàng và mềm dẻo, giống như những bước nhảy hơn là một môn thể thao.
Hiện tại, chưa có sự phân định rạch ròi Parkour thuộc thể loại nào. Parkour có những động tác mạnh mẽ như một môn thể thao nhưng lại không được coi là thể thao, đồng thời lại uyển chuyển gần như một điệu nhảy nhưng cũng không được xếp cùng nhóm với loại hình này, mang hơi hướng của võ thuật nhưng cũng không phải là võ thuật.
Parkour được coi là một loại nghệ thuật tìm kiếm những cách mới để vượt những khoảng không trong thành phố lớn, nhảy, trèo, đu người trong những chuyển động hết sức nhẹ nhàng và mềm dẻo, giống như những bước nhảy hơn là một môn thể thao.
Trong Parkour không phải kẻ khỏe hơn là kẻ mạnh hơn, vì không chỉ cần sức mạnh cơ bắp, thể lực dẻo dai mà còn cần một cái đầu linh hoạt, tỉnh táo, có trí tưởng tượng bay xa, sự ngẫu hứng để có thể kết hợp được nhiều môn thể thao một cách nhuyền nhuyễn nhằm vượt qua chướng vật cản một cách tối ưu.
Parkour là một hình thức luyện tập toàn diện, sử dụng sự uyển chuyển, linh hoạt của cơ thể để vượt qua các chướng ngại vật, di chuyển từ điểm A đến điểm B một cách nhanh, hiệu quả và an toàn nhất. Parkour có thể bao gồm các kĩ năng vượt chướng ngai vật, chạy, leo núi, đánh đu, lăn, nhảy, di chuyển 4 chân và những chuyển động được cho là phù hợp với tình huống cụ thể.
Đồng thời, Parkour là sự pha trộn động tác của nhiều môn thể thao, võ thuật như: thể dục dụng cụ, judo, wushu và một số khác… Parkour không có bất kỳ một điều luật chung nào, cũng như không hề có tính thi đấu.
“Đặc điểm của Parkour là giúp bạn vượt qua tất cả các chướng ngại trong trường hợp khẩn cấp, bạn có thể chạy vào bất kỳ con đường nào bạn muốn, với bất kỳ động tác nào bạn có thể để thoát khỏi nguy hiểm” – David Belle.
Parkour đòi hỏi người chơi phải có một nền tảng thể lực bền bỉ, dẻo dai
David Belle, người đã phát minh môn thể thao thú vị này từ khi còn là một thiếu niên ở ngoại ô Lisse của Paris, được giới trẻ tôn vinh như một thần tượng. Anh mô tả rằng những ngôi nhà san sát nhau ở thị thành như một sân chơi của riêng mình và chính những bước nhảy Parkour đã mang đến cho anh cảm giác tự do và được giải thoát khỏi môi trường tù túng xung quanh.
Trước năm 2002, thì Parkour mới chỉ được một bộ phận nhỏ thanh niên Paris biết đến, mãi cho đến khi BBC công bố đoạn phim tư liệu mang tên Giờ cao điểm mô tả chi tiết môn thể thao này thì nó mới được giới thiệu rộng rãi và nhanh chóng trở nên phổ biến trên toàn thế giới.
Nói tóm lại, Parkour không chỉ đòi hỏi người chơi phải có một nền tảng thể lực bền bỉ, dẻo dai, một sức mạnh cơ bắp như của một vận động viên thể thao chuyên nghiệp, nhưng đồng thời cũng cần đến sự sáng tạo, uyển chuyển trong từng động tác, tính nghệ sĩ ngẫu hứng theo kiểu rất “đường phố”.
Chính vì vậy, có người cho rằng Parkour một môn thể thao mạo hiểm, nhiều người khác thì gọi nó một trong những bộ môn nghệ thuật đường phố, một số lại cho rằng Parkour là sự kết hợp của cả hai. Điều này tạo ra nét vô cùng đặc biệt của bộ môn này.
Khổ luyện Parkour
Không giống với các môn thể thao khác, Parkour có thể được tập luyện ở nhiều điều kiện khác nhau, không chỉ tại các khu công cộng như công viên, sân trượt… người tập Parkour có thể tập tại các phòng tập thể dục dụng cụ, các công trình bỏ hoang, hay bất cứ nơi nào có chướng ngại vật, đều thích hợp để có thể tập Parkour.
Muốn quá trình luyện tập diễn ra an toàn, thoải mái thì trang phục, dụng cụ là yếu tố quan trọng. Một đôi giày chạy, nhẹ, bền, có độ bám tốt và linh hoạt vẫn được nhiều ngườ tập Parkour khuyến khích sử dụng. Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã phát triển giày cho Parkour. Đôi khi, những người tập còn sử dụng đôi chân trần để có thể thực hiện các động tác tiếp đất một các linh hoạt và chuẩn xác nhất.
Tư vấn thêm về giày cho người luyện tập- Trọng lượng: Càng nhẹ càng tốt. Đôi giày nhẹ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc di chuyển thoải mái và thực hiện động tác tự nhiên hơn.- Lưu ý: Đế giày ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển.
Độ bám của đế giày rất quan trọng.- Độ dày của đế giày: Cảm giác chân của bạn với đôi giày là điều rất quan trọng khi thực hiện các động tác kỹ thuật. Bạn không nên chọn các loại có đế quá dày. Đế giày đủ để cho bạn cảm nhận được động tác sẽ tránh các chấn thương ngoài ý muốn. Nhưng cũng không nên chọn loại đế quá mỏng.
Môn thể thao này không chỉ cần sức khỏe của cơ thể mà người chơi luôn phải sáng tạo để tìm ra những động tác mới lạ
Vì các động tác nhảy ở tầm cao đòi hỏi đôi giày phải êm và khả năng giảm sóc tốt.- Chất liệu giày: Nên tránh các đôi giày có các phần nhựa cứng. Điều này sẽ rất khó khăn cho bạn trong luyện tập và thực hiện động tác kỹ thuật. Các loại đế cao su mềm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong tập luyện, nhưng phải bảo đảm độ mềm, sự chắc chắn của chất liệu và keo giày.
Một số động tác cơ bản của Parkour:
1. Landing: Nhảy từ trên cao và tiếp đất an toàn. Khi nhảy trên cao, bạn cần tiếp đất bằng đoạn đầu của bàn chân (như tư thế kiễng chân nhẹ) và chống hai bàn tay xuống đất để giảm lực. Bạn cần chú ý đặt hai chân cùng lúc, không tiếp đất bằng gót chân, điều này nếu thực hiện sai sẽ dẫn tới nguy hiểm cho chân.
2. Rolling: Động tác cuộn người, hữu dụng khi landing từ vị trí cao. Roll sẽ giúp giảm lực và tiếp tục đà chạy. Chống nhẹ hai tay và cuộn người, tì phần vai và dần dần lăn hết vòng cuộn của cơ thể.
3. Dismount: Tiếp đất bằng cách bám vào vật thể như song sắt, vào vách tường… và quay 180 độ để tiếp đất.
4. Reverse vault: Nhảy vượt chướng ngại vật (có rất nhiều kiểu vault: monkey vault, lazy vault, king kong vault, dash vault…).
Ngoài ra, để tăng cường sức mạnh cơ bắp và thể lực, có thể tập những bài sau:
1. Tập với tạ: Trước tiên bạn nên có 1, 2 quả tạ, khoảng 5-10kg. Đầu tiên chúng ta ngồi thẳng lưng (trước một tấm gương thì càng tốt), muốn tập tay nào thì cầm tạ tay đó. Buông lỏng tay xuống dưới, từ từ nhấc tạ lên theo cách gập tay lại.
Sau đó thả lỏng tay xuống, khi nâng tạ lên thì bạn hít một hơi thật sâu còn khi hạ tạ xuống thì thở ra. Làm như vậy 12-15 lần sau đó nghỉ khoảng 30 giây thì tập tiếp. Mỗi ngày tập khoảng 6 lần thì sẽ tốt cho sức khỏe cũng như cơ tay của các bạn. Sau khi tập một thời gian thì các bạn có thể nâng trọng lượng của tạ lên hoặc có thể làm nhiều lần hơn.
2. Hít đất: Parkour có khá nhiều kiểu hít đất và mỗi kiểu lại giúp ta tăng sức mạnh từng nhóm cơ:
- Chống đẩy lanche: nằm ở tư thế hít đất thông thường, lui tay lại sao cho 2 bàn tay đối diện bung của mình, 2 bàn tay cách nhau 10cm, gác 1 bàn chân lên gót chân bên kia và bắt đầu chống đẩy, nhớ phải chống sát ngực và thăng lưng… làm mỗi lần 15 cái, không nhiều hơn hoặc ít hơn.
- Chống đẩy vuông: đây là kiểu chống đẩy cực kỳ quan trọng, nó giúp ta tăng lực của cơ vai góp phần vào nhiều yếu tố thành công của các skill. Nằm ở tư thế chống đẩy, 2 bàn tay rộng qua vai, chân gác như chống đẩy lanche và bắt đầu làm, ta sẽ có các động tác như sau:
+ Lệch vai về một bên sau đó xuống chống đẩy, nhớ phải sát ngực.
+ Sau khi ngực chạm đất ta đẩy người sang phía bên kia, trong quá trình đẩy người vẫn phải chạm đất…
+ Nâng người lên hoàn thành 1 lần, làm với cả 2 bên tay… mỗi lần làm 10 cái (mỗi bên 5 cái).
- Chống đẩy vai: khá quan trọng nó giúp tăng sức chịu đựng cả cánh tay 2 bàn tay đan chéo vào nhau đặt ở chính giữa mặt nhưng dịch lên trên trán tầm 10cm, 2 cánh tay thẳng, chân đặt như trên và bắt đầu chống đẩy. Lưu ý: làm lần đầu có thể chỉ 5 cái nhưng phải tăng dần lên 10 cái.
* Parkour xuất hiện tại Việt Nam và được đón nhận như thế nào? Mời các bạn đón đọc bài tiếp theo vào sáng thứ Năm (14/8): “Parkour tại Việt Nam cần xã hội hiểu và quan tâm hơn”
Tư vấn thêm về giày cho người luyện tập - Trọng lượng: Càng nhẹ càng tốt. Đôi giày nhẹ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc di chuyển thoải mái và thực hiện động tác tự nhiên hơn. - Lưu ý: Đế giày ảnh hưởng rất nhiều đến việc di chuyển. Độ bám của đế giày rất quan trọng. - Độ dày của đế giày: Cảm giác chân của bạn với đôi giày là điều rất quan trọng khi thực hiện các động tác kỹ thuật. Bạn không nên chọn các loại có đế quá dày. Đế giày đủ để cho bạn cảm nhận được động tác sẽ tránh các chấn thương ngoài ý muốn. Nhưng cũng không nên chọn loại đế quá mỏng. Vì các động tác nhảy ở tầm cao đòi hỏi đôi giày phải êm và khả năng giảm sóc tốt. - Chất liệu giày: Nên tránh các đôi giày có các phần nhựa cứng. Điều này sẽ rất khó khăn cho bạn trong luyện tập và thực hiện động tác kỹ thuật. Các loại đế cao su mềm sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong tập luyện, nhưng phải bảo đảm độ mềm, sự chắc chắn của chất liệu và keo giày. |