Trận đấu nổi bật

elena-vs-qinwen
WTA Finals
Elena Rybakina
1
Qinwen Zheng
2
alexander-vs-jan-lennard
Moselle Open
Alexander Shevchenko
1
Jan-Lennard Struff
2
aryna-vs-jasmine
WTA Finals
Aryna Sabalenka
2
Jasmine Paolini
0
kichenok-va-ostapenko-vs-hsieh-va-mertens
WTA Finals
J. Ostapenko & L. Kichenok
0
E. Mertens & Hsieh Su-Wei
1
richard-vs-thiago
Moselle Open
Richard Gasquet
0
Thiago Monteiro
0

Olympic Tokyo 2021 chính thức cấm khán giả, những điều cần biết về Thế vận hội

(Tin thể thao, tin Olympic) Olympic 2021 sẽ diễn ra mà không có sự góp mặt của khán giả, nguồn động viên lớn của các vận động viên như các kỳ Thế vận hội trước đây.

Olympic Tokyo đã phải hoãn từ 2020 sang năm 2021 và trước ngày khai mạc 23/7, người hâm mộ trên toàn thế giới đón tin buồn khi họ không thể tới Nhật Bản cổ vũ các VĐV tham gia tranh tài.

Olympic tại Nhật Bản sẽ không có khán giả

Olympic tại Nhật Bản sẽ không có khán giả

Đây là một trong những biện pháp mà nước chủ nhà buộc phải đưa ra để hạn chế sự lây lan dịch bệnh Covid-19, qua đó phần nào làm an lòng những người dân Nhật Bản phản đối tổ chức Olympic.

Vào hôm 8/7, Bộ trưởng Olympic và Paralympic Nhật Bản Tamayo Marukawa thông báo các sự kiện thi đấu Olympic ở thủ đô Tokyo và 3 tỉnh lân cận là Chiba, Kanagawa và Saitama sẽ diễn ra trong điều kiện không có khán giả.

Quyết định được đưa ra sau cuộc họp tại Tokyo giữa Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach và đại diện của các bên chịu trách nhiệm tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo, gồm Ban tổ chức Olympic, Ủy ban Paralympic quốc tế, chính phủ Nhật Bản và chính quyền thủ đô Tokyo.

Trước đó, ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 dự kiến sẽ không mở cửa cho khán giả nước ngoài, trong khi hạn chế số lượng khán giả trong nước tới xem các trận đấu ở mức tối đa 10.000 người tại mỗi địa điểm thi đấu. Tuy nhiên mọi thứ đã đổ bể vì tình hình dịch bệnh tại Nhật Bản vẫn đang căng thẳng và Ban tổ chức Thế vận hội phải có những quyết định mới.

Nhật Bản hiện đang đối mặt với một đợt bùng phát Covid-19, trong đó trong đó có biến thể dễ lây lan hơn như chủng Delta, trong khi việc tiêm chủng ở đất nước "Mặt trời mọc” khá chậm (mới có khoảng 15% dân số được tiêm đầy đủ). Hiện thủ đô Tokyo được ban bố tình trạng khẩn cấp về Covid-19 từ ngày 12/7 đến ngày 22/7, tức chỉ trước ngày khai mạc Olympic  1 ngày.

Một số điều cơ bản về Olympic 2021

- Sân vận động quốc gia Nhật Bản tại Tokyo với sức chứa 68.000 người là nơi tổ chức lễ khai mạc (23/7) và bế mạc (8/8).

- Đây là lần thứ 2 Tokyo đăng cai Olympic, họ từng là chủ nhà vào năm 1964.

- Thế vận hội tiếp theo sẽ được tổ chức tại Paris (Pháp) vào năm 2024, tiếp theo là Los Angeles (Mỹ) vào năm 2028.

- Đây là sự kiện Olympic mùa hè lần thứ 29.

- 23/7 là ngày khai mạc nhưng từ 21/7 các môn bóng đá, bóng mềm bắt đầu khởi tranh.

- Có 33 môn thể thao, 50 bộ môn và 339 nội dung tranh tài.

- Bóng chày và bóng mềm là hai môn được thi đấu trở lại kể từ năm 2008.

- Các môn thể thao mới gồm bóng rổ 3 × 3, xe đạp BMX tự do và đua xe đạp lòng chảo.

- Có 41 địa điểm thi đấu.

- Mỹ là đoàn thể thao xuất sắc nhất lịch sử 17 lần giành ngôi nhất toàn đoàn, họ đang giành tổng cộng 2.522 huy chương gồm: 1.022 HCV, 795 HCB và 705 HCĐ.

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyễn Tiến Minh đấu sao số 3 cầu lông thế giới tại Olympic Tokyo 2021

(Tin thể thao, tin cầu lông) Kết quả bốc thăm mới đây đưa Nguyễn Tiến Minh và Nguyễn Thùy Linh vào các bảng đấu rất...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo QH ([Tên nguồn])
Olympic mùa hè Paris 2024 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN