Trận đấu nổi bật

ben-vs-pablo
Australian Open
Ben Shelton
3
Pablo Carreno Busta
1
tristan-vs-alex
Australian Open
Tristan Boyer
0
Alex De Minaur
3
taylor-vs-cristian
Australian Open
Taylor Fritz
3
Cristian Garin
0
beatriz-vs-erika
Australian Open
Beatriz Haddad Maia
2
Erika Andreeva
0
joao-vs-lorenzo
Australian Open
Joao Fonseca
2
Lorenzo Sonego
3
veronika-vs-katie
Australian Open
Veronika Kudermetova
2
Katie Boulter
1
matteo-vs-holger
Australian Open
Matteo Berrettini
1
Holger Rune
3
madison-vs-elena-gabriela
Australian Open
Madison Keys
2
Elena-Gabriela Ruse
1
jannik-vs-tristan
Australian Open
Jannik Sinner
3
Tristan Schoolkate
1
learner-vs-daniil
Australian Open
Learner Tien
0
Daniil Medvedev
0

Olympic: Giọt nước mắt quyện mồ hôi của Djokovic

Nếu chỉ vì bị loại ngay từ vòng 1 Olympic thì Djokovic chưa chắc đã khóc ngay trên sân như thế.

Như vậy là Djokovic rất khát khao cống hiến cho Serbia nhưng ngoài sự khát khao ra thì phải chăng anh chẳng có sự chuẩn bị tương ứng nào cả? Đặt câu hỏi như vậy không phải để “xét lại” Djokovic khi mà vấn đề cốt lõi của nó chính là giới hạn của con người. Khẩu hiệu nhanh hơn, xa hơn, cao hơn của Olympic, và việc xác nhận các kỷ lục chính là để thôi thúc con người vượt qua các giới hạn, nhưng thật sự rất khó.

Tinh thần của Djokovic là cả Grand Slam và Olympic nhưng cơ thể của anh thì chỉ cho anh chọn Grand Slam.

Những người đứng trên đỉnh Olympus bất khả chiến bại

Giữa Grand Slam và Olympic thì cả hai đều có những giá trị đặc biệt mà với riêng Grand Slam thì đó là thước đo quan trọng nhất để nói về tầm vóc của các tay vợt như Federer chưa từng (và sẽ không) vô địch Olympic đơn nam nhưng với 17 Grand Slam thì anh vẫn là vĩ đại của vĩ đại. Nhưng Olympic lại cũng làm rung lên những sợi dây “thần kinh cảm xúc” chai lỳ nhất.

Olympic: Giọt nước mắt quyện mồ hôi của Djokovic - 1

Djokovic không phải cỗ máy

Đó là lý do vì sao những đối thủ lớn nhất của Djokovic, những người đang tiếp tục có mặt ở Rio để chinh phục tấm HCV tennis, là Murray và Nadal thì đã có sự chuẩn bị đặc biệt. Murray dù là đương kim vô địch nhưng bỏ giải Rogers Cup. Nadal dù đã bình phục chấn thương cổ tay ở thời điểm diễn ra Rogers Cup, nhưng quyết định dưỡng thương nốt rồi tới thẳng Rio.

Có một diễn biến thú vị là Nadal đã mời Murray tới Mallorca để tập luyện cùng (lần thứ hai trong năm). Và trong một trận đấu tập trong khuôn viên tổ hợp sân tập của Nadal thì trận đấu tập chỉ kéo dài một set giữa họ đã có kết quả nghiêng về chủ nhà khi mà khách chỉ ăn được một game. 

Sự khác biệt trên con đường tiến đến Rio như vậy là đủ để tin rằng dù Djokovic may mắn hơn, không đụng ngay Del Potro (hạng 145 thế giới) ngay từ vòng 1 thì Murray và Nadal hay những tay vợt khác vẫn có những cơ hội của riêng họ.

Một viễn cảnh có thể xảy ra là Murray và Nadal sẽ gặp nhau ở chung kết sau khi họ lần lượt loại các đối thủ trong đó có hoặc Nishikori, Cilic hoặc Monfils ở bán kết cho nhánh của Murray, còn Del Potro ở nhánh của Nadal.

Điều trùng hợp là cả hai đều đã có HCV đơn nam trong tay, với Nadal là từ Bắc Kinh tám năm trước còn với Murray là ngay trên đất London năm 2012, nên đều không chịu nhiều sức ép về mặt tâm lý. 

Với thể thao, với tennis mà các trận trước chung kết chỉ thi đấu theo thể thức ba set thắng hai (chung kết là năm set) thì bất ngờ luôn có chỗ, nhưng cả hai vẫn chưa thua set nào. Thậm chí là Nadal vẫn đang bất bại ở Olympic kể từ 2008 còn Murray cũng bất bại kể từ 2012.

Sự bất bại đó chính là nhờ một tinh thần thể thao Olympic mà đôi khi người ta gọi nó là bất diệt.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Tennis Olympic Tokyo 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN