Trận đấu nổi bật

dabrowski-va-routliffe-vs-errani-va-paolini
WTA Finals
E. Routliffe & G. Dabrowski
2
S. Errani & J. Paolini
1
jessica-vs-barbora
WTA Finals
Jessica Pegula
0
Barbora Krejcikova
2
manuel-vs-zizou
Moselle Open
Manuel Guinard
0
Zizou Bergs
2
andrey-vs-lorenzo
Moselle Open
Andrey Rublev
2
Lorenzo Sonego
0
iga-vs-coco
WTA Finals
Iga Swiatek
0
Coco Gauff
2
alex-vs-richard
Moselle Open
Alex Michelsen
1
Richard Gasquet
1
roberto-vs-benjamin
Moselle Open
Roberto Bautista Agut
0
Benjamin Bonzi
2

Olympic: Giọt nước mắt quyện mồ hôi của Djokovic

Nếu chỉ vì bị loại ngay từ vòng 1 Olympic thì Djokovic chưa chắc đã khóc ngay trên sân như thế.

Djokovic đã từng giành HCĐ năm 2008 và ở Olympic London 2012 thì anh có thêm một trận tranh HCĐ nữa nhưng thất bại trước Del Potro.

Olympic: Giọt nước mắt quyện mồ hôi của Djokovic - 1

Djokovic bật khóc sau thất bại

Đến Rio 2016 lại thua Del Potro thêm một lần nữa thì có thể nói là Olympic với Djokovic là một định mệnh của những thất bại. Thứ nhất là những người đánh bại Djokovic cũng chính là những người sau đó giành HCV, là Nadal ở bán kết Olympic Bắc Kinh 2008 và là Murray ở bán kết Olympic London 2012.

Cũng nói thêm một điều là trong khuôn khổ Olympic, hễ thua ở bán kết còn có thêm một trận đấu nữa – trận đấu tranh HCĐ. Nhưng HCĐ không phải là tất cả giấc mơ của Djokovic, một người có tinh thần dân tộc và ở chiều ngược lại cũng được dân tộc của anh coi như một biểu tượng, một anh hùng dân tộc dù cho thực tế là Djokovic đang định cư ở Monte Carlo – một thiên đường thuế.

Từng có lúc người Serbia chia sẻ là nếu như Djokovic ra tranh cử tổng thống thì sẽ có bộ phận không nhỏ những cử tri ở quốc gia nhỏ bé từng là một phần của Nam Tư sẽ bỏ phiếu cho anh.

Serbia từng lần đầu tham dự Olympic năm 1912 ở Thụy Điển nhưng sau khi tách ra khỏi Nam Tư và có ba kỳ Olympic (1996 – 2004) tham dự dưới cái tên Serbia & Montenegro thì Olympic 2008 đánh dấu như là lần đầu họ xuất hiện ở đấu trường này với tư cách một quốc gia độc lập.

Qua hai kỳ Olympic (2008 và 2012) thì Serbia mới có một tấm HCV lịch sử nhưng lại không phải là nhờ Djokovic. OIympic ở London, Djokovic được lựa chọn một cách đương nhiên và không tranh cãi làm người cầm cờ cho đoàn Serbia (anh là một trong tám tay vợt tennis cầm cờ trong lễ khai mạc), nhưng người làm nên lịch sử lại là một nữ VĐV Taekwondo.

Djokovic tự trách bản thân nhiều hơn là nền thể thao Serbia trách anh đã không có được phong độ tối ưu khi Olympic đến. Thật dễ dàng để hiểu rằng những thành tựu ở tennis chuyện nghiệp mà những danh hiệu Grand Slam của Djokovic đã giúp cho Serbia được biết tới rộng rãi hơn.

Olympic: Giọt nước mắt quyện mồ hôi của Djokovic - 2

Nole trong khoảng thời gian khó khăn

Nếu ai còn nhớ Djokovic từng mặc đồ Sergio Tacchini (của Ý trước khi bị bán cho Hongkong) thì sau cái năm vĩ đại 2011 ấy, sau danh hiệu ở Wimbledon, anh đã đưa ông chủ người Hoa của hãng thời trang này tới Serbia để mở một nhà máy ở đó. Nhưng tiếc là cái hãng thời trang này đã rơi vào cảnh sập tiệm vì một phần nguyên nhân là họ phải thưởng quá nhiều cho những danh hiệu và sự nổi tiếng của Djokovic.

Tháng Tám nghiệt ngã của Djokovic

Vào giờ này năm ngoái, Djokovic ở trong trạng thái phong độ không cao, dù có mặt ở cả hai giải Masters 1000 là Rogers Cup và Cincinnati nhưng cuối cùng đều thua ở hai trận chung kết, lần lượt là Murray và Federer.

Sự chùng xuống của Djokovic ấy là toan tính hợp lý bởi suốt từ tháng Sáu tới tháng Bảy đã tập trung tối đa cho cuộc săn lùng chức vô địch ở Roland Garros và Wimbledon và cuối tháng Tám tới đầu tháng Chín lại là US Open đầy quan trọng.

Olympic Rio năm nay đến sau khi Djokovic làm nên điều kỳ diệu là lần đầu tiên vô địch Roland Garros, không chỉ để hoàn tất bộ sưu tập đủ các danh hiệu lớn mà còn thâu tóm liền lúc bốn Grand Slam liên tục – điều chưa từng ai làm được kể từ 1970. Và cả sau một chặng đường dài 6 năm liên tục chỉ ở vị trí số 1 hoặc cùng lắm là số 2.

Djokovic may mắn là gần như không dính chấn thương nào đáng kể ngoại trừ một lần đau nhẹ cổ tay và vài ba lần suýt bị lật cổ chân. Nó cộng với sự hoàn thiện về kỹ chiến thuật, tâm lý đã giúp Djokovic đôi lúc không cần phải đạt 100% phong độ vẫn chiến thắng, có thể không phải chuẩn bị thật kỹ cho giải đấu mà vừa đánh vừa lấy đà qua những lần gặp các đối thủ không nằm trong Top đầu từ vòng ngoài. Nhưng Djokovic của 29 tuổi, đã có dấu hiệu chạm đỉnh thì những phép tính của cá nhân anh không phải lúc nào cũng thành hiện thực.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Tennis Olympic Tokyo 2020 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN