Trận đấu nổi bật

yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Nóng bỏng chung kết Australian Open: Một Nadal không thể tin nổi

Nadal bắt đầu Australian Open 2019 với sự hồ nghi. Nhưng tiến vào trận chung kết với một phong độ siêu phàm.

Video Nadal đánh bại Tsitsipas ở bán kết:

Khi Nadal đánh bại hiện tượng Tsitsipas chỉ sau 3 set với tỉ số 6-2, 6-4, 6-0 ở trận bán kết đầu tiên, huyền thoại người Tây Ban Nha tạo nên những con số vô cùng ấn tượng.

Nadal chỉ thua cả thảy 48 game sau 6 trận, trung bình 2,67 game mỗi set. Chỉ có ở những Roland Garros trong năm 2017, 2008 và 2012 tay vợt này mới để thua số game ít hơn với tổng số game là 30, 32 và 35 game sau mỗi 6 trận đấu. 

Nóng bỏng chung kết Australian Open: Một Nadal không thể tin nổi - 1

Nadal đang có phong độ quá khủng khiếp ở giải năm nay

Nadal biến các trận đấu ở đấu trường Grand Slam thành đẳng cấp ATP Tour với thời gian trung bình cho mỗi trận đấu chỉ là 2 tiếng 2 phút tưởng như tay vợt người Tây Ban Nha mới là tàu tốc hành ở thời điểm này.

Nó xuất sắc hơn so với năm 2017 khi Nadal vào chung kết với số thời gian trung bình của mỗi trận đấu là 3 tiếng 11 phút.

Trên tất thảy, Nadal lần thứ bảy không thua set nào trên con đường tiến vào một trận chung kết Grand Slam. Chỉ bị bẻ game đúng 2 lần trong trận đấu đầu tiên với James Duckworth. Và có 2 set thắng với tỉ số 6-0 trước Berdych và Tsitispas.

Sáu lần trước, có tới năm lần xảy ra trên mặt sân đất nện ở Paris. Chỉ một lần duy nhất trên mặt sân cứng là tại US Open 2010. Tức là lần đầu tiên, các fan tennis ở Melbourne mới được thấy Nadal chưa từng thua set nào.

Nadal với 5/6 trận thắng hoàn hảo

Một Nadal đang bước sang tuổi 33 (sinh 6/1986) đang hồi sinh? Hay anh đã nâng tầm thứ tennis của mình? Hay các đối thủ của anh quá “mềm”?

Vì các đối thủ của Nadal không đủ đẳng cấp thực sự cũng có thể vì không ai nằm trong Top 10 hiện tại, chỉ phải gặp 2 hạt giống là De Minaur (27) và Tsitsipas (14); ba trong số sáu tay vợt thuộc Thế hệ Tương lai (Next Gen) là Tiafoe và hai hạt giống nói trên.

Nhưng tennis là môn thể thao đối kháng thể hiện rõ rệt nhất việc sự xuất sắc của một tay vợt sẽ chi phối đáng kể tới chất lượng màn trình diễn của người đứng bên kia lưới.

Tiafoe gặp Nadal sau khi đã đánh bại Dimitrov với điểm nhấn là những loạt tiebreak xuất sắc.

Tsitispas tạo nên cú sốc lớn của làng tennis thế giới với việc quật ngã Federer ở vòng 4 sau khi thua set đầu tiên nhờ thứ tennis tấn công toàn sân, lối đánh cực thông minh và một tâm lý vững vàng xuyên suốt trận đấu bao gồm cả những điểm số quan trọng.

Chiến thắng đó trước Federer và cùng với việc hạ Bautista Agut ở vòng đấu kế tiếp mở ra những cuộc tranh luận liệu đây có phải là số 1 tương lai, sẽ là người đầu tiên của Thế hệ Tương lai vô địch Grand Slam bởi Tsitsipas đã là tay vợt trẻ nhất vào tới bán kết giải đấu lớn kể từ Djokovic năm 2007.

Gọi Nadal hồi sinh cũng không thực sự chính xác vì Nadal đã kết thúc (chấn thương) Grand Slam cuối cùng anh tham dự trước Australian Open năm nay ở vòng bán kết, vô địch Roland Garros và dừng bước ở bán kết Wimbledon, bỏ cuộc tại tứ kết Australian Open 2018 do chấn thương.

Yếu tố quan trọng nhất tạo nên kết quả này phải là chất lượng thứ tennis của Nadal kể từ vòng đấu thứ hai sau trận đầu tiên chệch choạc trước Duckworth.

Những cú giao bóng được điều chỉnh của Nadal có vẻ đang đi đúng hướng. Tốc độ trung bình ở chặng đầu tiên trước khi chạm mặt sân là 184kmh. Có thể nó chậm hơn so với trước kia với tốc độ trung bình có những giải đấu là 191kmh, nhưng mục tiêu mà ê kíp của Nadal muốn hướng tới là giảm thiểu sự mất lực của nó sau khi nảy (năm 2018 là 27%) thì đã đạt được và khó đoán hơn.

Tỉ lệ giảm xuống hiện là một ẩn số nhưng những con số khác cũng rất biết nói đó là Nadal đã có tới 11 cú ace trong trận đấu với Tiafoe (còn Tiafoe dù được đánh giá cao về giao bóng có 13 cú ace), hòa về tổng số ace so với Tsitsipas (6), Berdych (5), nhiều gấp đôi so với De Minaur (6/3).  

Trung bình mỗi trận Nadal có 6,5 cú ace, giao bóng 1 vào sân khoảng 70% và giành điểm từ đó tới hơn 80% và giao bóng 2 ăn điểm trung bình gần 60% - tất cả các chỉ số đảm bảo cho những thắng lợi tuyệt đối.

Nadal nói rằng anh thắng Tsitsipas nhờ rất nhiều ở cú trái tay, nhưng trái tay ăn điểm trực tiếp chỉ là 4 trong một trận đấu anh có tới 28 lần giành điểm số trực tiếp (7 lần từ cú thuận tay ở cuối sân). Nó cho thấy sự chủ động và linh hoạt của Nadal trong việc xây dựng lối đánh, đạt hiệu suất kinh ngạc là ghi được trung bình 32,8 điểm trực tiếp các loại mỗi trận.

Sự cải thiện của Nadal đến từ thể trạng, chỉ mới thấy Nadal chườm đá ở bụng trong khi đầu gối và mắt cá mới phẫu thuật đều khá ổn.

Và cũng dựa rất nhiều vào điều kiện thời tiết khi Melbourne nắng và nóng giúp cho những cú bóng xoáy của Nadal trở nên hiệu quả hơn hẳn, trái bóng mới nặng hơn so với những năm trước khiến cho bóng cũng đi chậm hơn dù tốc độ mặt sân trong 3 năm qua được cho là không thay đổi.

Sự ủng hộ của BTC ở Melbourne là rõ rệt hơn khi trận đấu của Nadal với Tsitsipas diễn ra với mái che được mở ra dù trước đó trận bán kết của nữ là với mái che đóng.

Bán kết Wimbledon năm ngoái (thua Djokovic sau 5 set), Nadal đã phản đối nhưng không thể thay đổi được quy định của Wimbledon là nếu trận đấu bắt đầu với mái che đóng lại thì cả trận cũng sẽ đóng dù có phải chuyển sang ngày hôm sau do thời tiết hay là quá muộn.

Nóng bỏng chung kết Australian Open: Một Nadal không thể tin nổi - 2

Nadal sẽ tái ngộ Djokovic ở chung kết Australian Open 2019?

“Nadal toàn thắng” có sự ủng hộ của lịch sử

Rõ ràng là Nadal đã có được một trong những cuộc “dọn dẹp” ấn tượng trong sự nghiệp để có được trận chung kết Grand Slam thứ 25 sau 55 lần tham dự kể từ 2003.

24 lần trước đó Nadal thua 7, thắng 17 trận chung kết trong đó có 6 lần không thua set nào trước trận chung kết anh đều vô địch.   

Năm Roland Garros 2008 hủy diệt các đối thủ, chỉ mất 32 games và vào chung kết hủy diệt nốt Federer 6-1 6-3 6-0. Roland Garros 2012, Nadal thua 35 games rồi thắng Djokovic 6-4 6-3 2-6 7-5 trong trận chung kết.  Roland Garros 2017 sau khi chỉ mất 30 games 6 trận đầu Nadal đã thắng Wawrinka 6-2 6-3 6-1 trong trận chung kết.

Và 2010, ở US Open, sau khi không mất set nào nhưng thua tới 70 games sau 6 trận, Nadal đã gặp Djokovic trong trận chung kết rồi vô địch sau 4 set đỉnh cao.

Melbourne vào tối Chủ nhật chung kết đơn nam (bắt đầu từ 19:30 giờ địa phương) có thể sẽ là một điều kiện lý tưởng (nhiệt độ giảm rõ rệt nhưng không mưa) cho một cuộc thư hùng đỉnh cao mà nếu đối thủ là Djokovic thì thách thức lớn nhất đặt ra cho Nadal sẽ chỉ là vấn đề tâm lý.

Clip hot Australian Open: Nadal ra đòn sở trường hạ ”kẻ thù của Federer”

Nadal lại có thêm một cú thuận tay đưa bóng đi hình trái chuối vào góc hiểm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Australian Open 2025 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN