Trận đấu nổi bật

laura-vs-qinwen
Australian Open
Laura Siegemund
2
Qinwen Zheng
0
aryna-vs-jessica
Australian Open
Aryna Sabalenka
2
Jessica Bouzas Maneiro
0
yoshihito-vs-carlos
Australian Open
Yoshihito Nishioka
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
0
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
0
Felix Auger-Aliassime
1
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
2
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
1
Talia Gibson
0

Nội gia quyền - Lấy tĩnh chế động, quyền pháp vô biên

Sự kiện: Khám phá võ thuật

Nội gia quyền là một lưu phái võ thuật trứ danh. Đặc điểm của nó là “lấy tĩnh chế động, lấy nhu chế cương”. Phương pháp kỹ thuật chủ yếu là phòng thủ, khác hẳn với ngoại gia quyền lấy tấn công làm chính (như Thiếu Lâm quyền).

Trong lịch sử hàng ngàn năm của võ thuật, ban đầu đều hình thành từ những động tác, cách thức của cuộc sống hàng ngày xuất phát từ khởi thuỷ săn bắn, hái lượm cho đến các phương thức canh tác sau này. Võ thuật từ ngàn xưa đã xác định “Bách tấn bất ly địa” (Trăm thế tấn vẫn phải đứng trên mặt đất) nên rất coi trọng đến bộ tay (quyền). Do vậy, quyền thuật của tất cả các môn phái phát triển như vũ bão với những tuyệt kỹ vô cùng hiểm hóc, ảo diệu và đa dạng.

Do tính chất bí truyền, bảo mật gần như tuyệt đối của các môn phái nên quyền thuật của từng môn có những sắc thái riêng, đặc tính nguy hiểm riêng. Chỉ xin được giới thiệu về những đại lưu phái quyền thuật danh tiếng trong mênh mông của bể học quyền thuật Trung Hoa.

BÀI I: Nội gia quyền - Lấy tĩnh chế động, quyền pháp vô biên

Nguồn gốc của Nội gia quyền theo Hoàng Tôn Hy (1610-1695) viết trong cuốn “Vương Chính Nam mộ chí minh” (tức là “Bài minh đề ở mộ Vương Chính Nam”): “Bắt đầu từ Trương Tam Phong đời Tống. Tam Phong là đan sĩ (đạo sĩ luyện đan) ở núi Võ Đang sáng tạo ra. Nhưng cũng có nhiều thuyết không đồng tình, cho rẳng Nội gia quyền do nhân dân sáng tạo và phát triển võ thuật mà hình thành nên.

Nội gia quyền - Lấy tĩnh chế động, quyền pháp vô biên - 1

Một thế phản công bằng Cầm nã thủ của Nội Gia quyền – nguồn Kungfu Magazin

Tới giữa thế kỷ XVI, Nội gia quyền thịnh hành ở một dải Chiết Giang, Sơn Đông mà Trần Châu Đồng, Trương Tòng Khê là các danh gia thời đó. Đầu nhà Thanh lại có Vương Chính Nam, Hoàng Bá Gia truyền dạy quyền này.

Theo Hoàng Bá Gia chép trong “Nội gia quyền pháp” thì trong truyền dạy, các điều cấm kỵ khá nghiêm ngặt: Quy định không truyền thụ cho kẻ tâm hiểm ác, kẻ hay đấu đá, kẻ nát rượu, kẻ khinh xuất lộ liễu, kẻ xương mềm chất ngu…

Quyền pháp có 2 thứ là phép đánh trả theo địch và phép điểm huyệt.

Phép đánh trả theo địch có nội dung gồm một số loại như trường quyền lăn chém, phân tâm chữ thập, quạt sắt đón gió, hất khuỷu đẩy cửa, quảng vật ném trước, kim cương ngã, thuật kéo dê, hổ ôm đầu…

Phép điểm huyệt là kỹ pháp điểm vào huyệt vị đối phương và khoá, bắt, bẻ khớp của đối phương. Bộ vị công kích thì có huyệt chết (tử huyệt), huyệt câm (á huyệt), huyệt mê (huân huyệt), huyệt ho (khái huyệt). bóp cổ (toả hầu), khúc trì (huyệt ở khuỷu tay), nội quan (huyệt ở cổ tay)…

Nội gia quyền - Lấy tĩnh chế động, quyền pháp vô biên - 2

Một thế bẻ khớp khuỷu tay của Nội Gia quyền – nguồn Taichian kungfu.

Mọi người thường thấy trong các phim võ hiệp có cảnh một cao thủ võ lâm đánh nhau cùng bọn phỉ, chỉ thấy cao thủ ra tay nhanh như điện, chớp mắt thấy đám thổ phỉ lần lượt từng tên đứng đơ ra như gỗ, không nhúc nhích, còn cao thủ võ lâm huýt sáo bỏ đi. Tới đó mọi người thấy môn điểm huyệt thật là huyền bí.

Nhưng không hẳn vậy, điểm huyệt là sự kết hợp cao độ giữa võ thuật, khí công và trung y. Thuật điểm huyệt nói chung do thầy trò truyền miệng dạy nhau và theo nguyên lý thủ pháp trong cứu trị… lại không giống nhau.

Nói chung sau khi bị điểm huyệt trúng, xuất hiện khí huyết cục bộ bị ngưng trệ, kinh lạc không thông, công năng sinh lý khí huyết dinh dưỡng và bảo vệ bị phá hoại nên đau đớn, khó chịu, có thể vận dụng nguyên lý chữa chạy biện chứng của trung y, vận dụng cách hoạt huyết hành khí, hoá giải sự ứ đọng và ngừng đau… để tiến hành chữa trị, căn cứ theo nguyên tắc “Hư thì bổ vào, thực thì tả ra” của “Nội kinh” mà chữa chạy, sau khi khai thông huyệt đạo xong phải uống một số thuốc để khí huyết điều hoà trở lại.

Để luyện tập công phu điểm huyệt, các môn sinh phải trải qua những bài tập đa dạng và vô cùng khắc nghiệt mới mong đạt được. Trước hết phải tu luyện nội công trong một thời gian dài rồi luyện sang ngoại công, hoặc đồng thời tập luyện.

Luyện nội công phải đạt đến trình độ Đại, tiểu Chu thiên thông suốt (Mạch Nhâm từ huyệt Thừa tương dưới cơ vòng môi dưới tới huyệt Khúc cốt ở trên mu gồm 24 huyệt, mạch Đốc từ huyệt Trường Cường ở khoảng giữa đốt sống cùng và hậu môn chạy dọc sống lưng qua đỉnh đầu đến huyệt Đoàn Đoan ở sát môi trên gồm 28 huyệt.

Nội gia quyền - Lấy tĩnh chế động, quyền pháp vô biên - 3

Pha biểu diễn Nội Gia quyền dùng khoan máy khoan vào huyệt Thát dương - nguồn China kungfu

Luyện tập khi nội khí chạy thông 2 mạch Nhâm, Đốc qua huyệt Đại chuỳ sau gáy, chạy qua hai tay rồi vòng trở lại và chạy xuống hai chân qua huyệt Dũng tuyền đi hết một vòng thân thể gọi là đại Chu thiên), khi nội khí đầy đủ mới có thể phóng được ra ngoài.

Ngoại công phải luyện chỉ lực, luyện tập các công pháp sa công, nã sa đàn (tập với bao cát). Các công pháp thường luyện là: Nhất chỉ thiền công, Võ Đang danh đình điểm thuỷ công (chuồn chuồn điểm nước), thiết chỉ công (ngón tay sắt), đặc điểm của các công pháp này là “quyền thiền hợp nhất”, “nội luyện nhất khẩu khí, ngoại luyện cân cốt bì” (trong luyện thở một “ngụm”, ngoài luyện gân, xương, da).

Theo Trương Tam Phong trong “Thái cực luyện đan mật quyết” của phái Võ Đang có chép: “Thuật điểm huyệt ở trong chia 9 tử huyệt, chín hôn huyệt (huyệt mê), chín ma huyệt (huyệt tê), chín á huyệt (huyệt câm) cộng 4 lần chín là 36 huyệt…”.

Nội gia quyền - Lấy tĩnh chế động, quyền pháp vô biên - 4

Các nhà sư Thiếu lâm đang biểu diễn Nội Gia quyền Thiếu Lâm, chọc mũi giáo nhọn vào những tử huyệt. Nguồn China kungfu

Ngoài ra Nội gia quyền còn thủ pháp cơ bản 35 loại, bộ pháp cơ bản 18 loại, 72 phép ngã và 35 loại cầm nã (tóm bắt). Mấu chốt của Nội gia quyền ở khẩu quyết năm chữ “kính, khẩn, kinh, kình, thiết” ( tạm dịch (Tôn) kính, khẩn (trương), đi thẳng, kình (lực), cắt gọn).

Như vậy Nội gia quyền quyền pháp vô cùng phong phú.

* Mời các bạn đón đọc "Giới Võ lâm và những câu chuyện truyền kì: phần 2 - Những quyền pháp nổi danh - “Thần lực thiên cân vương” Vương Tử Bình dùng tay ngăn cối xay nước" vào sáng Chủ nhật 16/3/2014.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chu Hồng Châu (danviet.vn)
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN