Trận đấu nổi bật

kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Nishikori và kỷ nguyên tennis châu Á

Có thể phải chờ hàng chục năm nữa mới được thấy một kỷ nguyên tennis mà ở đó các tay vợt châu Á giữ vai trò chủ đạo.

Li Na giành Grand Slam thứ hai trong sự nghiệp tại Australian Open rồi tuyên bố gác vợt. Nishikori vào tới chung kết US Open. Cả hai sự kiện cùng diễn ra trong năm 2014. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của tennis châu Á như thế là chưa từng có.

Gần chục năm trước, đỉnh cao của tennis nam châu Á là một Srichaphan lọt vào tới top 10 thế giới (thứ 9) rồi chỉ trụ lại ở đó trong một thời gian rất ngắn. Còn tennis nữ là một tay vợt không tuổi Kimiko Date-Krumm của Nhật Bản thi thoảng chơi một trận rất bền bỉ chứ không thể tạo ra những đột phá ở đẳng cấp cao.

Câu hỏi đặt ra là liệu tấm bản đồ thành tích của tennis thế giới mà chúng ta từng biết đã trở nên lỗi thời, khi vị thế của các quốc gia truyền thống như Mỹ, Đức, Thụy Điển và  Australia vốn đã bị thu hẹp lại trước sự phình to của các nước Đông Âu và cả những quốc gia châu Âu khác từng không được coi là cường quốc?

Kỷ nguyên của người Mỹ và Thụy Điển

Trả lời được câu hỏi ấy cần nhìn lại những giai đoạn phát triển của tennis kể từ kỷ nguyên Mở bắt đầu từ năm 1968.

Trước khi rơi vào thập niên khủng hoảng chưa có hồi kết, người Mỹ có thành tích ấn tượng với 15 năm liên tiếp (từ 1989 tới 2003) đều có nhà vô địch Grand Slam. Gần một nửa, chính xác là 27/60 giải trong quãng thời gian ấy thuộc về họ. Những người làm nên kỷ nguyên vĩ đại ấy không chỉ có Sampras (14 danh hiệu) và Agassi (8), mà còn lần lượt có Jim Courier (4), Michael Stich, Michael Chang và Andy Roddick.

Nishikori và kỷ nguyên tennis châu Á - 1

Bjorn Borg là tay vợt vĩ đại nhất Thụy Điển

Người Thụy Điển góp mặt trong sự thống trị của các cường quốc ấy tuy ngắn ngủi hơn, nhưng cũng kỳ vĩ với thành tích một trong hai quốc gia duy nhất kể từ kỷ nguyên mở (1968) thâu tóm cả bốn Grand Slam trong cùng một năm.  Trong năm 1988 kỳ diệu của riêng mình, Mats Wilander đã giành ba Grand Slam còn Stefan Edberg thắng ở giải đấu sở trường – Wimbledon. Hai huyền thoại này đã giành tới 13 Grand Slam (riêng Wilander là 7) trong giai đoạn 11 năm (1982-1992).

Trước đó, Bjorn Borg, tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại của Thụy Điển đã thâu tóm tới 11 danh hiệu Grand Slam trong vòng tám năm, giúp quốc gia Bắc Âu này chia sẻ sự thống trị với Mỹ trong giai đoạn 1974-1981.

Ở giai đoạn đó, những người Mỹ vĩ đại như John McEnroe và Jimmy Connors đã giành mỗi người 8 Grand Slam, biến Wimbledon và US Open gần như là cuộc chơi của riêng người Mỹ.  

Kỷ nguyên của người Australia diễn ra sớm hơn nhờ tài năng kiệt xuất của Rod Laver, người đoạt cả bốn Grand Slam trong năm 1969, bên cạnh Ken Rosewell và John Newcombe.

Chấm dứt kỷ nguyên của những sự thống trị quốc gia

Cả Thụy Điển, Mỹ hay Australia đều không thể duy trì sự thống trị của họ trước sự vươn lên của các quốc gia Đông Âu, Thụy Sĩ và Tây Ban Nha kể từ năm 2004. Ngay cả các tài năng Đông Âu không cần phải đến với nước Mỹ và trở thành công dân Mỹ mới phát triển được cũng không còn tuyệt đối đúng nữa.

Nhưng tất cả các sự vươn lên đó đều không mang màu sắc thống trị quốc gia mà là các cá nhân đơn lẻ. Ngay cả Tây Ban Nha được coi là cường quốc tennis nam số 1 thế giới nhờ có Nadal 14 lần vô địch Grand Slam và chiếm khoảng ¼ danh sách các tay vợt đứng top 20 cũng không thể được coi là đã thống trị ở tầm mức đỉnh cao của môn thể thao này. Cả giai đoạn này chỉ có một trận chung kết Grand Slam toàn Tây Ban Nha (Nadal – Ferrer) và họ cũng chỉ áp đảo ở Roland Garros.

Thụy Sĩ có Federer vĩ đại nhưng cũng giống như Serbia có Djokovic, đều là sự xuất sắc của các cá nhân là các tài năng kiệt xuất chứ không hề có sự lớn mạnh đồng thời của một thế hệ.

Rồi thêm Del Potro (Argentina), Marin Cilic (Croatia) mỗi người một lần vô địch Grand Slam bên cạnh Murray của Scotland đã có hai danh hiệu lớn đều đến từ các quốc gia khác nhau thì xu thế của tennis thế giới hiện nay là ai cũng có thể vô địch.

Và yếu tố truyền thống chi phối giảm bớt qua những sự xuất hiện lịch sử như việc Grigor Dimitrov trở thành người Bulgaria đầu tiên lọt vào top 10 thế giới, rồi Canada lần đầu tiên có tên trong top 10 thế giới cả ở nam và nữ nhờ Milos Raonic và Geni Bouchard, hay Simona Halep là tay vợt nữ Rumani đầu tiên vào tới chung kết Grand Slam.

Châu Á vẫn chưa đủ tầm

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Tấn ([Tên nguồn])
Nóng cùng Phạm Tấn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN