Trận đấu nổi bật

novak-vs-jaime
Australian Open
Novak Djokovic
3
Jaime Faria
1
kei-vs-tommy
Australian Open
Kei Nishikori
1
Tommy Paul
3
alejandro-vs-felix
Australian Open
Alejandro Davidovich Fokina
3
Felix Auger-Aliassime
2
casper-vs-jakub
Australian Open
Casper Ruud
1
Jakub Mensik
3
pedro-vs-alexander
Australian Open
Pedro Martinez Portero
0
Alexander Zverev
3
paula-vs-talia
Australian Open
Paula Badosa
2
Talia Gibson
0

Những trận thách đấu võ thuật kinh điển

(Tin thể thao - Tin võ thuật) Làng võ thuật thế giới đã từng chứng kiến nhiều màn tỉ thí kinh điển của nhiều môn phái.

Trận đấu giữa võ sư Karate Đoàn Bảo Châu và võ sư Vịnh Xuân Pierre Francois Flores không phải là trận thách đấu đầu tiên giữa hai trường phái võ thuật khác nhau trong lịch sử thế giới.

Võ sĩ Mỹ khiến người Mỹ phục… võ Nhật

Gene Lebell là võ sĩ người Mỹ nhưng lại tập luyện môn Judo (nhu thuật) của Nhật Bản, ông được mệnh danh là cha đẻ của làng Judo Mỹ. Thời điểm đó Judo chưa được nhiều người biết đến ở Mỹ mà môn boxing (quyền Anh) lại phổ biến hơn.

Đó chính là lý do khiến nhiều người Mỹ xem nhẹ môn võ đến từ “xứ sở hoa anh đào”. Mọi bất đồng lên đến đỉnh điểm khi trong một bài viết được đăng trên tạp chí Rogue có tựa đề “Judo Bums” (Nhu thuật chán òm), tác giả Jim Beck Expressed đã tỏ ra khinh thường môn võ này. Jim Beck tuyên bố sẵn sàng trả 1.000 USD cho bất cứ võ sĩ Judo nào có thể đánh bại một võ sĩ boxing.

Gene LeBell nhận lời “cá cược” và hẹn tỉ thí với võ sĩ boxing hạng trung Milo Savage. Trận đấu giữa Lebell và Savage diễn ra ở Salt Lake City, Utah vào ngày 2-12-1963. Khán giả Mỹ dễ dàng phát cuồng vì các cuộc tỉ thí võ thuật và không quá bất ngờ khi trận đấu nhanh chóng “cháy vé”. Trận đấu diễn ra trong 10 hiệp và có sự điều chỉnh, hòa trộn về thể thức thi đấu cho phù hợp giữa môn Judo và boxing.

Trận đấu đã diễn ra cực kỳ hấp dẫn, kẻ tám lạng người nửa cân. Cuối cùng, bằng một đòn siết cổ đặc trưng của Judo, Gene LeBell đã hạ gục đối thủ. Gene LeBell ẵm trọn 1.000 USD tiền thưởng. Nhưng điều quan trọng hơn là ông đã làm thay đổi lịch sử, thay đổi cách nhìn của người Mỹ về môn võ Judo. Chiến công của Gene LeBell được mô tả gói gọn trong dòng tít của một bài báo được đăng sau trận đấu: “Võ sĩ Judo Gene thuần hóa Savage”.

Steve Uhrig, Giám đốc điều hành Hiệp hội Grappling (thuật ngữ chỉ các bộ môn võ thuật dùng các kỹ thuật khóa, siết) thế giới, nói về ý nghĩa lịch sử của cuộc đấu này: “34 năm sau, Judo của Gene vẫn chứng minh được tính ưu việt của mình. Grappling nói chung đã giành được nhiều sự tôn trọng hơn. Đây là môn võ vĩ đại được những cái tên vĩ đại khác tập luyện như Bruce Lee (Lý Tiểu Long), Chuck Norris, Benny Urquidez, Hayward Nishioka, Gokor Chicichyan và Oleg Taktarov”.

Những trận thách đấu võ thuật kinh điển - 1

Trận đấu giữa Gene Lebell và Milo Savage năm 1963

Những trận thách đấu võ thuật kinh điển - 2

Nai Khanomtong được xem là “cha đẻ” của Muay Thái

Muay Thái gây sốt trên võ đài

Muay Thái là bộ môn võ thuật cổ truyền của Thái Lan. Người Thái Lan thì cho rằng “ông tổ” của Muay Thái là ông Nai Khanomtong - một binh sĩ Xiêm La (Thái Lan). Theo các giai thoại, Nai Khanomtong bị bắt làm tù binh tại Miến Điện (Myanmar) từ năm 1767 đến 1774. Biết được Khanomtong rất giỏi võ nên vua Miến Điện đã buộc ông thi đấu để mua vui. Khanomtong đánh trận đầu tiên với võ sĩ xuất sắc nhất Miến Điện và dễ dàng chiến thắng. Ông sau đó đấu tiếp chín trận liên tục không ngơi nghỉ cũng toàn thắng. Vua Miến Điện đã tìm cách chiêu dụ Khanomtong nhưng không thành. Sau đó ông buộc phải thả Khanomtong về nước.

Thế nhưng phải đợi đến năm 1988 thì các hậu bối của Khanomtong mới đưa môn võ của ông gây “sốt” toàn cầu. Trước mốc thời gian này, những môn võ như boxing, kick boxing, Karate và võ thuật truyền thống khác được biết đến nhiều hơn trên các sàn đấu ngàn USD của Mỹ. Cuộc chiến của Changpuek Kietsongrit (Muay Thái) và Rick Roufus (kick boxing) năm đó đã thay đổi tất cả.

Kietsongrit được phép sử dụng đòn sở trường trong Muay Thái: Đá dưới eo. Khi khởi đầu trận đấu, Kietsongrit tỏ ra lép vế so với Roufus, bị dồn ép liên tục và vỡ quai hàm. Tuy nhiên, bằng đòn đá sở trường, Kietsongrit đã lật ngược tình thế ngoạn mục. Cú đá chân cực mạnh của Kietsongrit đã khiến Roufus gãy xương đùi và chấp nhận thua cuộc.

Buakaw Banchamek, võ sĩ số một của Muay Thái - hậu bối của Kietsongrit, cũng tiếp tục truyền thống “đem chuông đi đánh xứ người”. Banchamek được ví von là kỳ phùng địch thủ của Yi Long (Nhất Long) - võ sĩ nổi tiếng nhất Trung Quốc (TQ). Nhất Long tập luyện rất nhiều môn võ nhưng được mệnh danh là đệ nhất Thiếu Lâm Tự.

Với danh nghĩa quảng bá hình ảnh võ thuật Thiếu Lâm, tên tuổi của võ sĩ này càng nổi tiếng khi anh thách đấu với rất nhiều đại cao thủ của các môn võ khác nhau và giành nhiều trận thắng. Nhất Long và Banchamek đã có hai lần so tài với nhau vào năm 2015 và 2016 với chiến thắng chia đều cho hai võ sư. Nhất Long là bên thua đầu tiên. Nhưng ở trận tái đấu vào tháng 11-2016 tại TQ, anh đã phục thù thành công bằng chênh lệch điểm số đầy tranh cãi. Nhiều người cho rằng Nhất Long đã bị Banchamek áp đảo hoàn toàn nhưng chung cuộc lại được các trọng tài “sân nhà” chấm điểm cao hơn đối thủ.

Võ tự do đòi tỉ thí khắp nơi

Sinh sau đẻ muộn so với các trường phái võ thuật cổ truyền, võ tự do (MMA) cũng tìm cách tỉ thí để khẳng định tên tuổi của mình. Ngày 29-4 vừa qua, tại Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên TQ) đã diễn ra cuộc đấu võ tỉ thí giữa Từ Hiểu Đông (MMA) và Ngụy Lôi (thái cực quyền). Trận đấu chỉ diễn ra đúng 10 giây khi võ sĩ MMA đã cho võ sĩ thái cực quyền nằm sàn. Đoạn video trận đánh này sau khi được phát tán trên mạng xã hội đã làm dậy sóng võ thuật TQ.

Sau trận thắng chóng vánh, Từ Hiểu Đông ngạo mạn tuyên bố anh có thể dễ dàng đánh bại nhiều cao thủ của võ thuật truyền thống TQ. Tuyên bố gây sốc trên khiến cả nước TQ phẫn nộ, nhiều võ sư đòi thách đấu với Hiểu Đông. Chính vì lời nói ngông cuồng mang tính chế giễu võ thuật TQ, Hiểu Đông vấp phải làn sóng chỉ trích dữ dội của dư luận. Nhiều cao thủ võ thuật truyền thống TQ thách đấu với Hiểu Đông để dạy cho võ sĩ này một bài học. Đứng trước áp lực dư luận, Từ Hiểu Đông buộc phải lẩn trốn và đóng tài khoản mạng xã hội.

Ngày 26-8 sắp tới cũng sẽ diễn ra trận đấu quyền Anh giữa Floyd Mayweather và Conor McGregor tại Nevada (Mỹ). Mayweather được mệnh danh là “độc cô cầu bại” trong làng quyền Anh, chưa từng thua trận nào trong 49 lần thượng đài. Còn McGregor cũng là một cái tên nổi như cồn trên sàn võ thuật tự do UFC. Trận đấu này dự kiến sẽ thu hút một lượng lớn người hâm mộ từ khắp nơi trên thế giới theo dõi và được xem là trận đấu tỉ USD.

Sau trận đấu cả hai sẽ nhận được rất nhiều tiền, đặc biệt là với Mayweather con số có thể lên đến trăm triệu USD. Vì thể thức thi đấu theo kiểu quyền Anh nên võ sĩ UFC McGregor được dự đoán sẽ dễ dàng thua cuộc trước Mayweather. Chính vì vậy, nhiều người cho rằng đây là cuộc đối đầu sặc mùi tiền và như một gánh xiếc hơn là thi đấu thể thao, võ thuật.

Cao thủ Vịnh Xuân thắng trận thứ hai

Chiều 13-7, cao thủ Vịnh Xuân Pierre Francois Flores đã thắng trận thách đấu thứ hai tại Hà Nội. Cũng như trận đấu với võ sư Đoàn Bảo Châu, Flores đã giành chiến thắng chóng vánh trước võ sư 60 tuổi Trần Lê Hoài Linh sau hơn hai phút giao đấu.

Võ sư Trần Lê Hoài Linh là cháu của cố võ sư Trần Thúc Triển. Ông là một trong những đại đệ tử của người sáng lập Vịnh Xuân Việt Nam Nguyễn Tế Công. Do võ sư Hoài Linh đã cao tuổi nên đây chỉ là màn giao lưu võ Vịnh Xuân nặng tính biểu diễn hơn là thắng thua.

Sau trận thắng đầu tiên trước võ sư Đoàn Bảo Châu, một võ sư tên Phi Ngọc Long sống tại Đồng Nai đã đăng đàn trên Facebook gửi lời mời thách đấu đến Flores. Tuy nhiên, nhiều thông tin cho biết võ sư Flores đã trở về Canada vào đêm 13-7.

Ngoài ra, trên mạng xã hội có clip thể hiện tám năm trước, Flores từng thua đau khi đấu với võ sư Tuấn "hạc" của Việt Nam.

Võ sư Đoàn Bảo Châu đấu Pierre Flores
Bạn nhận định thế nào về trận đấu giữa võ sư Đoàn Bảo Châu và Pierre Flores

Lãnh đạo ngành thể thao nói gì về 2 cuộc giao đấu của cao thủ Vịnh Xuân?

"Sếp" lớn thể thao Việt Nam đã lên tiếng về 2 cuộc giao đấu của cao thủ Vịnh Xuân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phạm Quang ([Tên nguồn])
Võ sư Việt Nam đấu cao thủ Vịnh Xuân Pierre Flores Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN