Trận đấu nổi bật

katerina-vs-iga
Australian Open
Katerina Siniakova
0
Iga Swiatek
2
belinda-vs-jelena
Australian Open
Belinda Bencic
2
Jelena Ostapenko
0
jannik-vs-nicolas
Australian Open
Jannik Sinner
3
Nicolas Jarry
0
damir-vs-aleksandar
Australian Open
Damir Dzumhur
2
Aleksandar Vukic
3
francesco-vs-grigor
Australian Open
Francesco Passaro
1
Grigor Dimitrov
0
jacob-vs-nick
Australian Open
Jacob Fearnley
3
Nick Kyrgios
0
alexander-vs-carlos
Australian Open
Alexander Shevchenko
0
Carlos Alcaraz
3
novak-vs-nishesh
Australian Open
Novak Djokovic
3
Nishesh Basavareddy
1
naomi-vs-caroline
Australian Open
Naomi Osaka
2
Caroline Garcia
1

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam

(Tin thể thao, tin võ thuật) Thanh Long Độc Kiếm, Thanh Long Đao Phá Trận, Long Hổ Hội hay Long Hoa Đao Pháp là những bài “võ rồng” nổi tiếng của võ thuật Việt Nam.

Thanh long độc kiếm

Bài Thanh long độc kiếm thuộc môn phái Thanh Long Võ Đạo, sáng tạo dựa trên hình tượng hùng mạnh và linh hoạt của con rồng. Đây là bài kinh khí có độ biến ảo cao, vô cùng linh hoạt, tấn công ở nhiều phương hướng khiến đối phương khó lòng chống đỡ cũng như phòng thủ.

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 1

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 2

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 3

HLV Nguyễn Thành Lộc thi triển Thanh long độc kiếm

HLV Nguyễn Thành Lộc thi triển Thanh long độc kiếm

Thanh long độc kiếm có 16 câu thiệu, được chia làm 60 động tác. Kỹ thuật của bài binh khí này là kết hợp giữa tấn pháp (đinh tấn, trảo mã tấn, hạc tấn, qui tấn, xà tấn, bá cước tấn, tọa tấn và miêu tấn), cước pháp (kim tiêu cước), kiếm pháp (vớt, vuốt, loan thuận, loan nghịch, chém, đỡ và đâm) cùng nhãn pháp.

HLV Nguyễn Thành Lộc, nhà vô địch võ cổ truyền quốc gia từ năm 2015-2022, HCV thế giới 2018 và đã có 12 năm luyện tập bài Thanh long độc kiếm chia sẻ: “Bài binh khí này rất uyển chuyển và linh hoạt, lúc lên cao xuống thấp như thân pháp của loài rồng khi lên trời, xuống biển”.

“Để luyện tốt được bài này, người tập phải nắm vững về cơ bản binh khí, kỹ thuật tốt. Thi triển bài này tốn rất nhiều sức lực, độ tập trung phải cao nhưng thuần thục sẽ rất hiệu quả trong tự vệ hay chiến đấu”, HLV Thành Lộc nói thêm.

Thanh long đao phá trận

Thanh long đao phá trận được xem là bài đao pháp về hình tượng rồng đặc sắc bậc nhất của võ cổ truyền Việt Nam. Với 18 động tác thực hiện liên tục, bài binh khí này có uy lực đáng nể, đạt đẳng cấp cả về uy lực, tốc độ với biên độ lớn, tấn công diện rộng. Trong đó, có những kỹ thuật cực khó đòi hỏi sự kết hợp giữa tay và cơ thể với độ chính xác cao, điển hình như động tác loan đao qua cổ.

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 5

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 6

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 7

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 8

HLV Quốc Hùng thể hiện uy lực của Thanh long đao phá trận

HLV Quốc Hùng thể hiện uy lực của Thanh long đao phá trận

HLV Nìm Quốc Hùng, HCV toàn quốc 2023, HCV Liên hoan võ thuật quốc tế 2023, người đã có 9 năm luyện tập bài Thanh long đao phá trận nhận xét: “Cái khó của Thanh long đao phá trận này so với các bài đao pháp khác là ngoài sức mạnh, uy lực của đại đao còn kết hợp sự uyển chuyển của thân pháp rồng”.

“Thời gian đầu tập bài này cực kỳ khó khăn, nhất là việc kết hợp tay và cơ thể để thực hiện nhuần nhuyễn. Thường bài đao pháp cốt yếu sẽ là sức mạnh nhưng Thanh long đao phá trận lại vừa mạnh vừa linh hoạt, biến hóa nhiều càng lợi hại hơn nhưng cũng đòi hỏi kỹ thuật, sức mạnh, thân pháp và thể lực của người tập nhiều hơn”, HLV Quốc Hùng nói thêm.

Long hổ hội

Long hổ hội cũng là đại diện tiêu biểu về hình tượng con rồng trong quyền thuật của võ cổ truyền Việt Nam. Bài quyền này thể hiện đầy đủ 5 yếu tố thiết yếu trong võ rồng là nhanh nhẹn, mềm dẻo, tốc độ, sức mạnh và linh hoạt. Thân pháp của Long hổ hội cũng mang hình dáng đặc trưng về khả năng lên trời xuống biển, di chuyển khó lường của loài rồng kèm các đòn tay tấn công mang hình vuốt rồng có tính sát thương cao.

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 10

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 11

Những bài “võ rồng” trứ danh của võ cổ truyền Việt Nam - 12

HLV Nguyễn Hồng Nhung thị phạm bài quyền Long hổ hội

HLV Nguyễn Hồng Nhung thị phạm bài quyền Long hổ hội

Ngoài đòn tay, Long hổ hội còn có những động tác đòn chân biến hóa, ở những vị trí hay thời điểm mà đối phương khó phán đoán, tựa như con rồng dùng chiếc đuôi của mình để tấn công bất ngờ.

HLV Nguyễn Hồng Nhung, người đã có 13 năm theo học võ cổ truyền Việt Nam, 2 HCV quốc gia bài quyền Long hổ hội nhận xét: “Long hổ hội là bài võ có sự kết hợp giữa 2 loài thú hùng mạnh, vì vậy có cả thân pháp biến hóa, uyển chuyển linh hoạt của loài rồng cùng uy lực, sức mạnh của loài hổ. Bài quyền này không chỉ đòi hỏi người tập nhiều kỹ thuật ra đòn tay chân kết hợp, thân pháp linh hoạt, ra đòn dứt khoát mà nhãn pháp cũng phải có thần, uy nhất định”.

Long hoa đao pháp

Bài Long hoa đao pháp thuộc một trong bộ ngũ bộ tinh của môn phái Bình Định Gia. Bài quyền thể hiện sức mạnh, uy lực theo hình tượng của con rồng. Đây là một trong những bài rất đặc sắc của môn phái, được truyền dạy, kế thừa, phát huy và giữ gìn hơn 200 năm. Long hoa đao pháp có tổng 180 động tác. Đây là một trong những bài quyền dài nhất của hệ thống các bài quyền thảo của môn phái cũng như của Việt Nam.

Võ sư môn phái Bình Định Gia biểu diễn Long Hoa Đao Pháp

Võ sư môn phái Bình Định Gia biểu diễn Long Hoa Đao Pháp

Đặc điểm của bài này chỉ đánh tay long và tay đao, không sử dụng tay quyền. Tay long ở đây là móng rồng, đánh bằng móng, tung ra các đòn cấu, véo, giằng, giật,…Song song đó khi đỡ, đánh ức lên, thể hiện tay và móng của con rồng, trong võ cổ truyền đây gọi là tay đao. Tay đao thể hiện sự mềm mại, uyển chuyển, nhu hoà trong lúc tay long cương cứng, cương nhu kết hợp hài hoà.  

Ngoài ra, khi thi triển thân pháp phải uyển chuyển, uốn lượn dẻo như con rồng. Độ sát thương của Long hoa đao pháp rất cao. Chủ yếu là đánh vào yết hầu, móc vào mắt, giật móc vào xương. Khi đã móc vào xương và giật ra là gãy xương.

Ngoài những bài võ kể trên, võ rồng tại Việt Nam còn vô vàn những bài võ khác mang hình tượng và sức mạnh của loài rồng, có thể kể đến như Long hổ quyền, Thanh long thiết xích, Thanh long song kiếm, Long tranh hổ đấu, Song long xuất hải quyền, Thăng Long Quyền, Long phụng kiếm pháp, Long hổ côn pháp…

(Tin thể thao, tin Boxing) 2 võ sỹ sở hữu biệt danh ấn tượng cùng trở lại sau thời gian chấn thương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Lê Phong ([Tên nguồn])
Khám phá võ thuật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN